Hạt kiều mạch, bổ dưỡng hơn cả gạo, bột mì

Rate this post
Hạt kiều mạch, bổ dưỡng hơn cả gạo, bột mì

Bạn biết thiên hoàng Hirohito chứ? Ngài ấy có món ăn yêu thích là hạt kiều mạch – loại hạt thường xuất hiện trong các bữa tiệc hoàng gia Nhật.

Ở nước ta, bình thường thì ít ai biết đến hạt kiều mạch. Tuy nhiên, với những người thuộc trường phái thực dưỡng hoặc có quan tâm ít nhiều đến dinh dưỡng hàng ngày thì đây lại là loại hạt quen thuộc.

Kiều mạch – lương thực đầu bảng về dinh dưỡng

Kiều mạch tuy có hình dáng xấu xí, bè bè ba gốc nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng – đứng đầu trong các loại lương thực.

Được biết, chất đạm có trong hạt kiều mạch không thua chất đạm có trong gạo và bột mì. Đặc biệt, hàm lượng arginin và lysin (2 loại axit amin thiết yếu đối với cơ thể người) cũng có nhiều trong loại hạt này (nhiều hơn cả bột gạo).

Hạt kiều mạch, bổ dưỡng hơn cả gạo, bột mì

Hạt kiều mạch

Bên cạnh đó, chất béo có trong kiều mạch cũng chứa nhiều thành phần tốt (như axit oleic và axit linolic), giúp hạ mỡ máu.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin B1, B2 và axit nicotinic trong loại hạt này cũng không thua bột mì (axit nicotinic là chất có tác dụng hạ mỡ máu, giảm cholesterol và hỗ trợ tim mạch).

Cuối cùng, hạt kiều mạch còn chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là chất Sắt, Ma giê, Phốt pho…, những khoáng chất cần thiết cho xương cũng như sức khỏe tổng thể.

Đặc biệt: loại hạt này còn chứa rutin – thành phần giúp hạ mỡ máu và ít thấy trong các loại hạt lương thực khác. (1).

Hạt kiều mạch, bổ dưỡng hơn cả gạo, bột mì

Trà kiều mạch được bán rộng rãi

Cách chế biến hạt kiều mạch

Bạn có thể dùng kiều mạch bằng nhiều cách như:

  • Làm trà uống: dùng hạt đã rang chín, hãm với nước sôi rồi dùng uống như trà.
  • Nấu cháo: lấy hạt, nấu cùng gạo, thịt gà…
  • Làm bánh: lấy hạt rang chín, nghiền nát rồi làm bột bánh (cùng bột mì, bột nở, dầu oliu, gia vị…).
  • Nấu chín rồi xào cùng rau củ quả… (2).

Cách dùng kiều mạch làm thuốc ngoài da

Hạt: Bạn có thể dùng hạt kiều mạch làm thuốc ngoài da để điều trị viêm quầng (bệnh này thường do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra, gây viêm và phồng lên, nhô lên…, khiến cho người bệnh bị nóng – thân nhiệt cao và yếu ớt hơn. Cách dùng: giã nát, nhiễu chút nước cho sệt sệt rồi thoa lên.

Hạt kiều mạch, bổ dưỡng hơn cả gạo, bột mì

Kiều mạch được bán phổ biến trên thị trường

: Với lá kiều mạch (lá tươi), bạn cũng có thể dùng làm thuốc giúp cầm máu vết thương (bằng cách giã nhuyễn rồi đắp ngoài da).

Y văn cổ nói gì về hạt kiều mạch?

Theo Bản thảo cương mục – công trình y văn cổ điển của Trung Hoa thì hạt kiều mạch có nhiều công dụng như: giúp tiêu tích trệ, hạ khí khoan tràng, điều trị tiêu chảy, bệnh lậu và huyết trắng.

Được biết, trong y học cổ truyền, kiều mạch thường được dùng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, huyết trắng… bằng cách rang cho chín vàng, nghiền nát thành bột rồi nấu lấy nước uống (thường là từ 10 – 15 g mỗi lần, pha với nước ấm, ngày uống 2 lần theo sự hướng dẫn của thầy thuốc) (1) (3).

Lưu ý khi dùng hạt kiều mạch

  • Người bị dị ứng với các loại hạt, lần đầu ăn kiều mạch cần cẩn trọng: chỉ nên ăn một ít xem phản ứng của cơ thể rồi mới quyết định tiếp.
  • Mặc dù đây là hoại hạt bổ dưỡng nhưng bạn cũng không nên ăn kiều mạch quá nhiều (vì sẽ gây áp lực lên hệ kiêu hóa, dẫn đến tiêu hóa kém).
  • Đối tượng kiêng kị: Người đang có khối u trong người, bị mụn nhọt, mụn sưng, hạch sưng… không nên ăn kiều mạch vì sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Cây mạ từ hạt kiều mạch có tác dụng gì?

Theo kinh nghiệm dân gian, cây mạ từ hạt kiều mạch (ươm lên cây non) chứa nhiều rutin. Vì vậy, dùng các cây mạ này nấu nước uống cũng giúp giảm nguy cơ xuất huyết não (do cao huyết áp). Tuy nhiên, bạn cần dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự tiện dùng (1).

Thông tin thêm

Cây kiều mạch còn được gọi là tam giác mạch (vì hạt có hình ba góc như tam giác), có tên khoa học là Fagopyrum esculentum.

Ở nước ta, cây này được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng…

Vào thời điểm cuối năm, những cánh đồng kiều mạch trổ hoa rực rỡ, trông rất đẹp. Được biết, đây cũng là một trong những nguồn lương thực phụ của đồng bào miền núi phía Bắc (3).

Xem thêm: Mầm lúa mạch có tác dụng gì?

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button