Quả cau và nước dừa hỗ trợ điều trị loét dạ dày, đau dạ dày do vi khuẩn HP

1.5/5 - (2 bình chọn)
Quả cau và nước dừa hỗ trợ điều trị loét dạ dày, đau dạ dày do vi khuẩn HP

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Tây Nguyên bắt đầu đi mua hạt cau và cây cau con để trồng trên diện tích lớn. Hỏi ra thì họ bảo: trồng cau sẽ có giá hơn các loại cây khác và thương lái mua quả cau để xuất khẩu sang Trung Quốc làm thuốc (vì thổ nhưỡng ở Trung Quốc khó trồng cau).

Về vấn đề “thương lái Trung Quốc” thì thực hư khó lường bởi bài học “chặt – trồng – trồng – chặt” đã diễn ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, công dụng làm thuốc của quả cau là điều không thể phủ nhận.

Cho đến nay, mâm trầu và quả cau vẫn còn xuất hiện trong lễ cưới hỏi của người Việt. Hầu như ai cũng biết: quả cau dùng để ăn trầu (còn những công dụng khác của nó thì ít ai biết). Tuy nhiên, vẫn còn một số ghi chép và các bài thuốc truyền miệng được người dân tin dùng, chẳng hạn như bài thuốc sau đây.

Quả cau giúp răng hết ố vàng

Theo kinh nghiệm dân gian thì vỏ quả cau giúp răng trắng sáng còn phần ruột quả thì giúp răng chắc khỏe hơn. Vì vậy, người ta thường gọt vỏ quả cau, đem phơi khô rồi ngâm nước cho mềm, sau đó chà lên bề mặt răng bị ố vàng (chú ý không chà xát quá mạnh vì sẽ gây tổn thương nướu).

Quả cau và nước dừa hỗ trợ điều trị loét dạ dày, đau dạ dày do vi khuẩn HP

Buồng cau

Nếu nghĩ lại thì ta thấy: người Việt xưa có tục ăn trầu cho răng chắc khỏe. Nhớ lúc còn nhỏ, có lần tôi tò mò trầu cau có gì ngon mà bà cốc của tôi lại ăn hằng ngày? Tôi có ăn thử một lần và nhớ mãi trong đời cái cảm giác ấy: lân lân và say đến mức chóng mặt cả ngày… Vậy mà bà cốc tôi ăn trầu từ năm 15 tuổi, bà nói lúc mới ăn thì bị say nhưng ăn chừng vài lần là nghiện không thể bỏ mặc dù ăn vào rất nóng. Ăn trầu suốt 80 năm trời, bà cốc rất khỏe và đặc biệt răng của bà rất chắc mặc dù tuổi đã cao. Ngày nay, có thể tục ăn trầu đã không còn phổ biến như ngày xưa vì ăn trầu sẽ khiến răng ngả màu nhưng ký ức về những người bà ngồi ăn trầu năm xưa vẫn sẽ mãi là những hình ảnh đẹp trong văn hóa Việt.

Quả cau kết hợp dừa tươi điều trị bệnh dạ dày

Theo kinh nghiệm dân gian, hạt cau có tác dụng diệt trùng, điều trị chứng khó tiêu còn vỏ quả cau thì có tác dụng thông tiểu tiện, hạ khí. Bên cạnh đó, quả dừa tươi thì có vị mát, giúp lợi niệu, giải độc. Vì vậy, hai vị thuốc này kết hợp sẽ giúp cho dạ dày dễ chịu hơn, tạo nên sự cân bằng giúp vết loét mau lành.

Quả cau và nước dừa hỗ trợ điều trị loét dạ dày, đau dạ dày do vi khuẩn HP

Quả cau

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

Chuẩn bị: Một trái dừa tươi to vừa phải, không quá non cũng không quá già (quá non sẽ làm quả dừa dễ nứt khi nấu, quá già sẽ lâu sôi và khó lấy được phần cơm dừa); hai quả cau to (nếu quả nhỏ thì lấy ba quả).

Thực hiện:

  • Gọt bỏ phần vỏ xanh của trái dừa, khoét một lỗ nhỏ trên miệng trái dừa rồi đổ bớt nước trong trái dừa ra (tránh trường hợp nước dừa sôi trào ra ngoài); tách đôi quả cau rồi lấy phần ruột bên trong, cắt nhỏ cho vào trái dừa.
  • Đun sôi trái dừa trên bếp củi (hoặc bếp gas, bếp than… đều được) trong vòng 20 phút hoặc cho đến khi trái dừa sôi lên khoảng 5 phút (cho ra thuốc) rồi nhắc xuống.

Cách dùng: Cho nước dừa đã nấu vào bình giữ nhiệt, chia thành hai lần uống trong ngày theo hai bữa ăn chính (nếu có 3 bữa ăn chính thì chia làm ba lần uống).

Lưu ý: Uống trước bữa ăn 15 phút để đạt được kết quả tốt nhất (phần cơm dừa bạn có thể nạo ra và ăn trực tiếp trước bữa ăn chính đầu tiên 15 phút).

Với bài thuốc này, bạn cần kiên trì uống từ 5 đến 7 ngày để thấy hiệu quả. Sau liệu trình 7 ngày, bạn có thể uống thêm để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP (thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 7 ngày).

Đây là bài thuốc dễ tìm, dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, nếu tình trạng viêm loét hay đau dạ dày của bạn có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như lên cơn đau dữ dội, ho ra máu… thì bạn cần đến cơ sở y tế để kịp thời cấp cứu.

Lời kết

Bệnh đau dạ dày, viêm loét bao tử do vi khuẩn HP có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Với thói quen thức khuya, ăn vội, ăn quá no, ăn qua loa… và những áp lực cuộc sống đã khiến nhiều bạn trẻ bị bệnh dạ dày từ rất sớm.

vì vậy, hãy ăn uống đều độ hơn, ăn chậm nhai kỹ, không vận động mạnh sau khi ăn… và đặc biệt là đừng bỏ bữa hoặc ăn quá no, bạn nhé!

Lê Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button