Bọ mắm lông điều trị viêm ruột, đau bao tử, đau bụng kinh

Rate this post
Bọ mắm lông điều trị viêm ruột, đau bao tử, đau bụng kinh

Cây bọ mắm (thuốc dòi) là loại cây quen thuộc thường được dùng trong các công thức nước mát. Còn cây bọ mắm lông, tuy cũng có hình dáng gần giống cây bọ mắm nhưng công dụng làm thuốc thì lại khác nhau nhiều.

Vậy, nó có thể điều trị những bệnh gì và có cần lưu ý gì khi dùng không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Vài nét về cây bọ mắm lông

Cây bọ mắm lông còn được gọi là bọ mắm lá đối, có tên khoa học là Gonostegia hirta, thuộc họ Gai.

Sở dĩ có tên gọi này là vì nó gần giống cây bọ mắm nhưng lá của nó thường có lông và mọc đối nhau (chứ không mọc so le như cây bọ mắm).

Cây này thường mọc ở những nơi ẩm ướt, ven sông, suối… (1).

Bọ mắm lông điều trị viêm ruột, đau bao tử, đau bụng kinh

Bọ mắm lông

Bọ mắm lông điều trị viêm ruột, đau bao tử, đau bụng kinh

Cây bọ mắm (thuốc dòi)

Công dụng làm thuốc của cây bọ mắm lông

Toàn cây bọ mắm lông đều được dùng làm thuốc (cũng có khi dùng riêng rễ) và trong Đông y, nó được gọi là Nhu mễ đằng (có thể dùng tươi hoặc phơi khô).

Theo y học cổ truyền, bọ mắm lông có vị ngọt nhạt và có tính mát. Vì vậy, nó được dùng với các công dụng như:

Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 30 – 60 g mỗi ngày.

Ngoài ra, dân gian còn dùng rễ cây làm thuốc giúp thông kinh, tiếp cốt sinh cơ, chỉ tả tiêu viêm và điều trị lỵ.

Dùng ngoài da: Với trường hợp da viêm mủ, đòn ngã tổn thương ngoài da gây bầm tím, vết thương chảy máu thì dân gian còn dùng cây tươi, giã nát rồi đắp lên.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng (1).

Bọ mắm lông điều trị viêm ruột, đau bao tử, đau bụng kinh

Bọ mắm lông

Các bài thuốc kết hợp

  • Điều trị trẻ nhỏ kém ăn: lấy 30 g rễ cây (dùng tươi), rửa sạch, cắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống (dùng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên).
  • Điều trị bạch đới: lấy 30 – 60 g cây bọ mắm lông (dùng tươi, chọn cành lá non), rửa sạch, cắt ngắn rồi nấu canh cùng với 120 g thịt heo nạc và 30 g rượu trắng. Canh này mỗi ngày ăn 1 lần (1).

Nghiên cứu về cây bọ mắm lông

Kết quả nghiên cứu cho thấy cây bọ mắm lông còn được dùng làm thức ăn ở một số vùng tại Ấn Độ. Điều quan trọng hơn, nó còn được biết như một loại thảo dược cổ truyền giúp điều trị táo bón và các bệnh về viêm nhiễm.

Ngoài ra, chiết xuất metanolic từ cây này còn cho thấy tác dụng hạ sốt tương đương với thuốc tiêu chuẩn (paracetamol) khi dùng với liều 300 mg/ kg. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định đây là loại cây an toàn khi dùng làm thực phẩm và có tác dụng hạ sốt đáng kể (2).

Thông tin thêm

Ngoài cây bọ mắm và bọ mắm lông thì ở nước ta còn có các cây như:

  • Bọ mắm rừng (hay còn gọi là cây thuốc giòi cây, cây nhớt nháo), có tên khoa học là Pouzolzia sanguinea. Cây này có thể cao tới 3m và các nhánh của nó thường có lông, mép lá có dạng răng cưa. Ở nước ta, lá và ngọn non của cây có thể dùng làm thức ăn bằng cách vò mềm rồi nấu canh, ăn như ăn canh rau đay. Bên cạnh đó, cành lá cây bọ mắm rừng còn được dùng với tác dụng mát máu, cầm máu, lợi tiểu, điều trị ho lâu năm và phụ nữ sau khi sinh nở bị thiếu máu. Cách dùng: lấy 10 – 25 g cành lá đã phơi khô, sắc lấy nước uống trong ngày (1).
  • Bọ mắm thanh lịch (hay còn gọi là thuốc vòi thanh), có tên khoa học là Pouzolzia elegans. Cây này thường cao dưới 1,5 m và cành non có lông mịn, dày. Lá cây có hình dầu dục, rộng hơn các loại khác và mép lá có dạng răng cưa. Nhìn chung, công dụng làm thuốc của cây này chưa được biết đến nhiều (1).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, HN, trang 190.
  2. Pharmacological Activity of Leaf Extract of Gonostegia hirta BlumeEx Hasskarl Miquel A Wild Food Used by the Local People of Arunachal Pradesh, India, https://jru-b.com/AbstractView.aspx?PID=2016-29-1-219, ngày truy cập: 06/ 01/ 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button