Cây sàn sạt điều trị lao phổi, phổi kết hạch và phổi có mủ

Rate this post

Ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, có một loại dây leo mọc hoang với tên gọi là luật thảo (hay còn gọi là cây sàn sạt).

Loài này thường mọc quanh làng bản hoặc ven rừng, bò leo thành từng giàn rậm rạp dây lá và có thể dùng làm thuốc.

Bạn có biết, dây sàn sạt được dùng điều trị được các bệnh gì không?

Cây sàn sạt là cây gì?

Cây sàn sạt có tên khoa học là Humulus scandens (tên đồng nghĩa là Humulus japonicus, Humulopsis scandens…), thuộc họ Gai mèo. Ngoài tên gọi này, cây còn có tên khác là luật thảo (1) (2).

Cây sàn sạt điều trị lao phổi, phổi kết hạch và phổi có mủ

Sàn sạt

Đây là loại dây leo với thân dây có rãnh dọc, lá xẻ từ 5 – 7 thùy theo dạng chân vịt và mọc đối nhau, cuống lá có lông. Hoa của cây có màu lục vàng nhạt và quả cũng có màu vàng nhạt (2).

Công dụng làm thuốc của cây sàn sạt

Toàn cây sàn sạt đều có dược tính và có thể dùng làm thuốc bằng cách rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi nấu lấy nước uống.

Cây sàn sạt điều trị lao phổi, phổi kết hạch và phổi có mủ

Cây sàn sạt

Theo y học cổ truyền, sàn sạt có vị đắng, tính hàn và có các công dụng sau:

Cách dùng: mỗi ngày, sắc uống từ 10 – 16 g lá khô. Bên cạnh đó, toàn cây sàn sạt còn được dùng điều trị thương hàn, cảm mạo sốt cao, kiết lỵ, trĩ, viêm dạ dày, viêm bàng quang, viêm bể thận, tiểu ra máu và tiểu từng giọt (2).

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, cách dùng và liều dùng vị thuốc này có thể thay đổi ít nhiều như:

  • Điều trị rối loạn tiêu hóa: trường hợp này ta tăng liều lên, nấu lấy nước uống từ 12 – 24 g toàn cây khô.
  • Điều trị nổi mụn có mủ ngoài da: trường hợp này ta lấy toàn cây (lượng vừa đủ), nấu lấy nước rồi tắm rửa thường xuyên.
  • Điều trị phong thấp hoặc khớp xương sưng đỏ đau: với dạng này thì ta lấy cây tươi giã nát, sau đó trộn với mật ong rồi đắp lên.
  • Điều trị lao phổi, phổi kết hạch: ta tăng liều lên, mỗi ngày sắc uống từ 40 – 60 g và uống liên tục một tuần đến 10 ngày (2).

Cây sàn sạt điều trị lao phổi, phổi kết hạch và phổi có mủ

Lá sàn sạt

Các nghiên cứu nổi bật

Trên thế giới, cây sàn sạt cũng đã được chú ý nghiên cứu ở một mức độ nhất định. Các kết quả thí nghiệm cho thấy đây là cây thuốc có nhiều tiềm năng khai thác trong tương lai.

  • Hoạt tính kháng khuẩn: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cây sàn sạt có tác dụng kháng khuẩn đáng kể, giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh lao là Tuberculous Bacillus (3).
  • Hoạt tính chống viêm: Kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất ethyl acetate từ cây sàn sạt có tác dụng chống viêm và giảm đau do viêm đáng kể (4).
  • Hoạt tính chống ngứa: Theo tạp chí Fitoterapia, trong cây có hoạt chất giúp giảm sự ngứa và gãi ngứa (do mẫn cảm) ở chuột thí nghiệm (5).
  • Hoạt tính chống oxy hóa: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong cây sàn sạt có hoạt chất polysaccharid giúp chống oxy hóa (6).
  • Hoạt tính chống ung thư: Qua quá trình chiết xuất và phân tách, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất cồn của cây sàn sạt có chứa luteolin-7-O-β-D-glucoside. Chất này giúp ức chế tế bào ung thư gan (HepG2) rõ rệt (7).

Nhìn chung, các kết quả trên đã cho thấy cây sàn sạt có nhiều triển vọng làm thuốc, tuy nhiên, các hoạt tính trên vẫn chưa được xác nhận trên thực nghiệm lâm sàng và còn cần nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button