Cỏ mực hỗ trợ trị tiểu đường type 2 giai đoạn nặng

Rate this post
Cỏ mực hỗ trợ trị tiểu đường type 2 giai đoạn nặng

Hoa cỏ mực có đẹp không? Vâng, nếu bạn chỉ bẻ một cành hoa thì nó sẽ lưa thưa, không đẹp nhưng nếu bạn bẻ và gom thành một bó lớn toàn là hoa thì sẽ rất đẹp.

Cây cỏ mực thân thiện với mọi người, duy chỉ có mùi của nó hơi hôi, vị thì đắng. Mặc dù vậy, công dụng làm thuốc của nó thì lại rất đáng quý.

Vâng, có lẽ bạn đã quen với câu chuyện cỏ mực giúp cầm máu, trị nhiệt miệng… Vậy nên, hôm nay tôi xin giới thiệu các công dụng khác hơn, đó là hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2 giai đoạn nặng và tiểu rắt.

Cỏ mực hỗ trợ trị tiểu đường type 2 giai đoạn nặng

Đây là bài thuốc mà dì tôi vẫn luôn dùng. Dì tôi bị tiểu đường type 2, hiện đã ở giai đoạn phải tiêm insulin và bắt đầu có biến chứng ảnh hưởng đến mắt cũng như gây ra một vài bệnh khác.

Từ trước đến nay, dì tôi vẫn thường xuyên tiêm và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhưng gần đây, dì tôi được người quen chỉ cho bài thuốc này. Sau một thời gian sử dụng song song với thuốc tây y thì dì tôi thấy cơ thể khỏe hơn, tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng đã kiểm soát được biến chứng và lượng đường cũng ổn định hơn.

Bài thuốc gồm các vị như sau: cỏ mực, củ sâm đất, cây muối, cây quýt kiểng (kim quýt – loại cây có trái nhỏ màu đỏ, da bên ngoài gần giống trái quýt và có mùi thơm của quýt).

Cỏ mực hỗ trợ trị tiểu đường type 2 giai đoạn nặng

Cây cỏ mực

Cách thực hiện: Bạn cắt nhỏ tất cả các nguyên liệu trên, đem phơi khô riêng từng loại. Mỗi ngày, bạn lấy mỗi loại một nắm nhỏ, bỏ vào nồi, đổ nước vào để rửa thuốc qua một lần rồi cho vào 3 chén nước, sắc cạn còn một chén. Thuốc này bạn uống lúc còn ấm nhưng vì dùng song song với thuốc tây y nên bạn lưu ý là thời gian cách thời gian bạn dùng thuốc tây y ít nhất 2 tiếng nhé.

Ngoài những công dụng kể trên thì cỏ mực còn rất nhiều công dụng tuyệt vời khác như điều trị viêm đường tiết niệu, xuất huyết bao tử, suy thận, giúp hạ sốt, giải độc rắn cắn… Bạn có thể xem thêm các thông tin trên cụ thể hơn ở những bài viết khác về cây cỏ mực trên web của chúng tôi. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè mình cùng biết nhé. Cảm ơn bạn!

Bài thuốc thanh nhiệt, trị tiểu rắc từ cỏ nhọ nồi

Không thể phủ nhận rằng vị cay và thức ăn thơm béo sẽ kích thích vị giác, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn, cho nên, nhiều lúc chúng ta không chú ý, ăn quá nhiều đồ cay nóng làm cho nóng trong người mà một trong những biểu hiện của nó là nổi mụn trên mặt hoặc gây đau đầu, khô môi.

Ngoài ra, nóng trong người cũng có thể dẫn đến tình trạng tiểu rắt. Phải nói rằng, cái chứng tiểu rắc cực kỳ khó chịu vì gần như bạn phải ngồi “giữ” nhà vệ sinh bởi luôn trong tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng không thể tiểu nhiều.

Những vấn đề trên, tuy không nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của bạn. Thế nhưng, bạn có thể yên tâm vì các vấn đề trên sẽ được giải quyết nhanh chóng chỉ nhờ vào những nguyên liệu cực kỳ đơn giản có sẵn quanh nhà, bao gồm: cỏ mực, cỏ chỉ (loại cỏ chỉ đuôi gà, tức loại cỏ chỉ mà mấy đứa trẻ hay bứt chơi trò chơi “đá gà”, không phải cỏ chỉ trồng làm kiểng), rau bồ ngót và cỏ mần trầu.

Cỏ mực hỗ trợ trị tiểu đường type 2 giai đoạn nặng

Cây cỏ mực (nhọ nồi) trong vườn nhà tôi

Cách thực hiện: Tất cả bạn các vị thuốc trên, bạn cắt nhỏ, phơi riêng từng loại cho khô. Khi nấu, bạn lấy mỗi loại một nắm, cho vào nồi, đổ nước vào, bóp nhẹ nhàng để rửa thuốc rồi đổ nước đó bỏ. Tiếp theo, bạn đong 3 chén nước, đổ vào nồi, sắc cạn còn 1 chén lưng và uống ngày 3 cử, sáng, chiều, tối.

Lưu ý: uống khi thuốc còn vừa ấm và khi bụng đang đói (nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng) như thế sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Bài thuốc này vô cùng tuyệt vời bởi chỉ sau ngày đầu tiên uống, bạn đã có thể nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Bạn duy trì tầm 3 ngày thì tình trạng tiểu rắt sẽ được khắc phục, đồng thời cơ thể cũng thanh mát hơn.

Cỏ mực (nhọ nồi) và kỷ niệm cầm máu, trị đẹn (nhiệt miệng)

Nhớ ngày còn nhỏ, tụi con ních xóm tôi nghịch thôi rồi. Ngày đó không có nhiều đồ chơi nhựa đủ màu sắc, cũng không được đi chơi các khu vui chơi cho trẻ em và càng không có những chiếc điện thoại thông minh hiện đại như bây giờ.

Thế nhưng, đôi lúc nhìn lại, tôi lại thấy hạnh phúc vì đã được trải qua một tuổi thơ “dữ dội” mà bây giờ nhiều đứa trẻ không còn cơ hội để trải nghiệm. Đám con nít xóm tôi bày ra không biết bao nhiều là trò, nào là chặt cây, chặt lá chuối dựng nhà chòi, cắt cọng chuối làm pháo súng, cắt lục bình chơi bán đồ hàng,… Nhưng mà đúng như nghĩa đen của câu ông bà ta hay nói “chơi dao có ngày đứt tay”, chỉ có điều là với đám trẻ tụi tôi không phải là “có ngày” mà là mỗi ngày, gần như không đứa này cũng đứa kia, không đứt tay bởi dao hoặc kéo thì cũng trầy xước bởi cành cây.

Vậy mà có đứa nào sợ gì đâu. Với những vết thương không đáng kể như vậy, chỉ cần chạy ra, bứt mấy đọt nhọ nồi, nhúng nước rửa một chút rồi đem lên, vò vò cho dập nát ra, đắp lên một chút là máu không còn chảy. Thế là tiếp tục chơi, sau vài ngày, nó khỏi lúc nào không hay luôn.

Cỏ mực hỗ trợ trị tiểu đường type 2 giai đoạn nặng

Cây cỏ mực – loài cây quen thuộc của trẻ em thời xưa

Ký ức tuổi thơ tôi cũng không thể thiếu những ngày ôm chén muối ớt đi vòng vòng khắp xóm, hái đủ thứ loại trái để ăn, nào là xoài, cóc, me non, ổi,… muối ớt thì ăn cay đến nỗi đứa nào cũng lè lưỡi hít hà, vậy mà không thể ngừng ăn được. Cứ như vậy, vài hôm là bị nóng trong người dẫn đến nhiệt miệng (tụi tôi vẫn gọi là nỗi đẹn). Lúc đó còn nhỏ, không biết nhiệt miệng là do nguyên nhân gì, cũng không biết đến chuyện uống hay bôi thuốc hay bổ sung thêm vitamin C và cũng không cần nói cho người lớn biết. Chúng tôi chỉ chạy ra ngoài hè, bứt vài lá nhọ nồi, đem vô rửa sạch với nước rồi vò vò cho dập, đắp vào chỗ bị đẹn, ngậm lại (trong quá trình ngậm cỏ mực không nuốt nước bọt vì dược chất từ cỏ mực tiết ra sẽ tan vào nước bọt, vậy nên, bạn ngậm lại sẽ tốt hơn cho vết đẹn, hiển nhiên, nếu mà lỡ nuốt chút ít cũng không sao vì cỏ mực không có độc). Sau 15 – 30 phút, bạn nhả bỏ (bạn có thể súc miệng lại với nước sạch nếu không quen vị của cỏ mực).

Mỗi ngày, bạn ngậm 3 đến 4 lần, tùy thời gian rảnh của bạn, cứ duy trì như vậy cho đến khi hết đẹn thì ngưng. Thường thì khi tôi phát hiện bị đẹn, tôi kiếm cỏ nhọ nồi đắp liền thì sau 3 đến 4 ngày, đẹn sẽ “lặn” mất, cũng có khi không có thời gian nhiều, tôi chỉ đắp vài lần đến khi thấy vết đẹn đỡ đau thì tôi không đắp nữa, sau vài ngày cũng sẽ tự khỏi.

Nguyễn Sen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button