Cây sả chanh pháp có tác dụng gì?

Rate this post
Cây sả chanh pháp có tác dụng gì?

Khi nhắc đến cây sả chanh, mọi người thường hình dung đó là một loại sả có hương chanh (y học cổ truyền gọi là mao hương – Cymbopogon citratus).

Tuy nhiên, sả chanh còn là tên của một loại cây khác, không có liên quan gì đến cây sả. Thường thì các chị em thích trồng cây hương liệu, thích làm mỹ phẩm handmade… đều biết cây này. Vâng, đó là cây sả chanh, hay còn gọi là sả chanh pháp, có tên khoa học là Aloysia Triphylla (đồng nghĩa: Aloysia citrodora).

Các tên khác: cây sả chanh pháp, cây cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa chanh, cây bạc hà sả chanh pháp…

Lưu ý phân biệt: cây sả chanh còn được gọi là cỏ roi ngựa nhưng nó khác với cây cỏ roi ngựa (Verbena officinalis, mã tiền thảo, hoa tím) trong y học cổ truyền.

Đặc điểm cây sả chanh pháp

Để dễ nhận dạng hơn thì người ta thường gọi cây sả chanh được nói đến trong bài viết này là sả chanh pháp.

Cây sả chanh pháp có tác dụng gì?

Cây sả chanh pháp

Đặc điểm:

  • Thân cỏ, nhiều nhánh (không phải thân lúa, dạng bẹ…).
  • Lá hình mũi mác nhọn (mọc đối nhau, 3 lá đối nhau), bề mặt lá nhám, có lông tơ.
  • Lá có mùi sả và mùi chanh, mùi sả đậm hơn mùi chanh. Nhìn chung, mùi hương của cây hơi đậm và hắc nhưng ngửi quen thì sẽ thấy thơm.
  • Hoa có màu trắng nhạt, hơi hồng hồng.
  • Cây có thể sống tốt tại các vùng khí hậu ở Việt Nam.

Cây sả chanh có tác dụng gì?

Ngoài việc được trồng như một loài cây kiểng có hương thơm thì cây sả chanh pháp còn được dùng trong ẩm thực, mỹ phẩm và dược liệu.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là phụ nữ mang thai không được dùng loại cây này.

Trong ẩm thực:

Trong ẩm thực, lá sả chanh pháp được dùng làm gia vị cho một số món ăn cần khử mùi tanh như thịt, cá, thịt gia cầm… (tương tự như lá hương thảo).

Bên cạnh đó, lá sả chanh còn được phơi khô, thỉnh thoảng hãm với nước sôi rồi uống như trà (một tuần không quá 2 lần, không nên uống nhiều vì sẽ gây kích ứng dạ dày).

Cây sả chanh pháp có tác dụng gì?

Trà lá sả chanh pháp

Trong y học:

Lá sả chanh pháp còn được dùng làm thuốc giảm viêm loét ngoài da, giúp hạ sốt, dễ ngủ, giảm viêm sưng và sát trùng.

Ngoài ra, hương thơm sả chanh pháp còn được dùng để kích thích tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh.

Lưu ý: không dùng cây sả chanh pháp khi đang uống các loại thuốc khác (để tránh tương tác thuốc).

Trong mỹ phẩm: 

Có thể nói, lá sả chanh pháp được dùng nhiều trong lĩnh vực thẩm mỹ. Thông thường, tinh dầu sả chanh pháp được dùng để sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu thiên nhiên và mỹ phẩm trị mụn, giúp mềm da và giảm bọng mắt.

Ngoài ra, trong nông nghiệp thì tinh dầu sả chanh còn được dùng để đuổi côn trùng và chống lại một số loại sâu bệnh.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy cây sả chanh pháp rất ít khi bị sâu bệnh. Vì vậy, những người trồng cây cảnh, cây hương liệu… rất thích loại cây này.

Thông tin thêm

Cây sả chanh pháp rất dễ trồng và dễ nhân giống. Bạn có thể ươm từ hạt hoặc giâm cành (giâm cành là phổ biến hơn cả).

Với mình, mình thích cây sả chanh pháp ở mùi hương dễ chịu của nó. Thân dáng mảnh khảnh, lá nhỏ như cỏ, hương đậm như vỏ chanh pha hương sả quen thuộc. Tuy nhiên, mùi hương của nó hơi đậm, vì vậy, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa đủ thôi nhé!

Và nếu bạn là người thích làm xà phòng, dầu gội thảo dược tự nhiên… thì bạn có thể dùng lá sả chanh (hoặc tinh dầu) để tạo mùi cho dầu gội, ngoài ra còn giúp sát khuẩn, làm sạch da đầu (nhưng không nên dùng nhiều vì sẽ gây bết rít). Nhìn chung, nếu là dầu gội thì người ta thường dùng một ít lá sả chanh kết hợp với tinh dầu sả chanh để có được mùi hương vừa đủ (mà không tốn quá nhiều lá tươi – vì dùng lá sả chanh nhiều cũng sẽ làm thay đổi thành phần và chất lượng dầu gội).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button