Vỏ rễ cây cam núi điều trị đau nhức xương khớp, vô kinh, đau bụng kinh

Rate this post
Vỏ rễ cây cam núi điều trị đau nhức xương khớp, vô kinh, đau bụng kinh

Ngoài giống cam ăn trái thì ở nước ta còn có nhiều giống khác cũng gọi là “cam” nhưng để dùng làm thuốc, chẳng hạn như cây cam núi (hay còn gọi là dây cám, dây nhiên, lang cây…), có tên khoa học là Toddalia asiatica (1).

Loài này có quả rất nhỏ (nhỏ hơn cả quả chanh) và thường chỉ có đường kính khoảng 1 cm, có u nần và cũng thơm như các quả thuộc họ cam chanh thường thấy. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quả này nhé!

Đặc điểm cây cam núi

Cây cam núi thuộc dạng thân gỗ nhỏ, thân cành và cuốn lá đều có rất nhiều gai nhọn. Lá cây cam núi gồm có 3 lá chét và gân giữa rất rõ.

Vỏ rễ cây cam núi điều trị đau nhức xương khớp, vô kinh, đau bụng kinh

Một đoạn thân cành mang gai của cây cam núi

Ở nước ta, loài này mọc nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc (thường mọc trong rừng, ven dốc núi…) (1).

Cây cam núi được dùng làm gì?

Với cây cam núi thì dân gian chủ yếu dùng làm thuốc (bộ phận được dùng là vỏ rễ).

Được biết, rễ cây cam núi rất dài và khá to, lớp vỏ cũng hơi dày (khoảng 2 mm) và gồm 3 lớp: lớp ngoài vàng sẫm, lớp giữa màu vàng và lớp trong màu nâu. Sau khi cắt tách vỏ rễ, bạn phơi hoặc sấy khô và để dành làm thuốc.

Với quả cam núi thì nó rất nhỏ, mặc dù khi chín có thể ăn được nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây choáng váng (vì quả có độc). Vì vậy, tốt nhất là chúng ta không nên ăn, bạn nhé! (1).

Vỏ rễ cây cam núi điều trị đau nhức xương khớp, vô kinh, đau bụng kinh

Quả cam núi

Công dụng của vỏ rễ cây cam núi

Theo quyển Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1) thì vỏ rễ cây cam núi có vị cay đắng và cũng có vị ngọt, có chứa tinh dầu thơm và có tính hơi nóng (1).

Vị thuốc này được biết đến với các công dụng như:

Cách dùng: Mỗi ngày, sắc uống từ 10 – 15 g vỏ rễ (hoặc ngâm rượu uống theo chỉ định của thầy thuốc). Với trường hợp cần phải bó xương, dân gian giã nát vỏ rễ tươi rồi đắp lên.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng vì sẽ gây sảy thai.

Thông tin thêm: Ngoài rễ thì lá cây cam núi cũng được dân gian dùng làm thuốc ngoài da khi bị mụn nhọt, viêm mủ (bằng cách nhai rồi đắp lên) (1).

Các nghiên cứu về cây cam núi

  • Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, lá và rễ cây cam núi được biết đến là vị thuốc cổ truyền của người Ấn Độ. Trong đó, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethyl acetate từ lá cây này có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm đầy hứa hẹn (chống lại nhiều chủng vi khuẩn và nấm như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Trichophyton simii, Candida albicans…) (2).
  • Hoạt tính chống oxy hóa và chống tiểu đường: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, lá cây cam núi là vị thuốc truyền thống điều trị tiểu đường và kết quả nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy: chiết xuất ethyl acetate từ lá cây cam núi có công dụng hạ đường huyết và chống oxy hóa rõ rệt (3).
  • Tác dụng đuổi muỗi: Theo tạp chí Parasitology Research, tinh dầu được chiết từ rễ cây cam núi có chứa một số thành phần có tác dụng chống lại ấu trùng muỗi vằn châu Á (A. albopictus) (4).
  • Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, tinh dầu từ lá cây cam núi (thông qua chưng cất hơi nước) có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm đáng kể (5).
  • Tác dụng làm lành vết thương: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vỏ thân cây cam núi có nhiều hoạt chất quý giúp làm lành vết thương và điều này cho thấy tiềm năng làm thuốc cổ truyền của nó (6).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 326.
  2. Antibacterial and antifungal activity of Flindersine isolated from the traditional medicinal plant, Toddalia asiatica (L.) Lam., https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874109000956, ngày truy cập: 15/ 07/ 2021.
  3. Antidiabetic and antioxidant activities of Toddalia asiatica (L.) Lam. leaves in Streptozotocin induced diabetic rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874112004758, ngày truy cập: 15/ 07/ 2021.
  4. Essential oil composition and larvicidal activity of Toddalia asiatica roots against the mosquito Aedes albopictus (Diptera: Culicidae), https://link.springer.com/article/10.1007/s00436-012-3251-9, ngày truy cập: 15/ 07/ 2021.
  5. Antiinflammatory Activity Of The Volatile Oil Of Toddalia Asiatica, https://www.ijpsonline.com/abstract/antiinflammatory-activity-of-the-volatile-oil-of-toddalia-asiatica-1764.html, ngày truy cập: 15/ 07/ 2021.
  6. Antimicrobial And Wound Healing Properties Of Stem Bark Of Toddalia Asiatica Linn., https://www.ijpsonline.com/abstract/antimicrobial-and-wound-healing-properties-of-stem-bark-of-toddalia-asiatica-linn-465.html, ngày truy cập: 15/ 07/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button