Tai tượng nam điều trị tràng nhạc, lỵ trực khuẩn và lỵ amip

Rate this post
Tai tượng nam điều trị tràng nhạc, lỵ trực khuẩn và lỵ amip

Ở miền Nam, tai tượng là một tên gọi khác của cây cù nèo (gần giống cây lục bình). Tuy nhiên, tai tượng còn là tên của một loạt các loài cây như tai tượng đỏ, tai tượng xanh, tai tượng bông ngắn, tai tượng đuôi chồn, tai tượng lớn, tai tượng lá mác, tai tượng nam, …

Trong đó, tai tượng nam là loại được dùng làm thuốc nhiều hơn cả.

Vài nét về tai tượng nam (tai tượng Úc)

Tai tượng nam có tên khoa học là Acalypha australis L, là loài thân cỏ và thường cao không quá 60 cm. Nhìn chung, cây này ít phân nhánh và lá cây cũng tương đối mỏng, hai mặt thường không có lông nhưng cũng có khi có lông mềm. Đặc biệt, cây có lá kèm cao, dễ nhận biết cùng với cụm hoa.

Tai tượng nam điều trị tràng nhạc, lỵ trực khuẩn và lỵ amip

Tai tượng nam

Ở nước ta, cây này thường được tìm thấy ở các bãi đất và đồi núi cao từ miền Trung ra miền Bắc. Ngoài ra, ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Philippine, … đều có loại cây này (1).

Thiết hiện thái là vị thuốc gì?

Thiết hiện thái (铁苋菜) là tên sử dụng của toàn cây tai tượng nam trong Đông y (ở Trung Quốc cũng dùng tên này).

Vào mùa hè hoặc mùa thua, toàn cây được nhổ lấy, rửa sạch đất cát rồi phơi khô.

Tai tượng nam điều trị tràng nhạc, lỵ trực khuẩn và lỵ amip

Vị thuốc tai tượng nam

Theo y học cổ truyền, thiết hiện thái có vị đắng nhẹ, chát và có tính bình. Các công dụng chính của vị thuốc này là:

Cách dùng: mỗi ngày lấy từ 15 – 30 g thiết hiện thái, nấu lấy nước uống.

Ngoài ra, với trường hợp bị rắn độc cắn thì dân gian cũng sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện bằng cách: lấy 30 g cây tai tượng nam, 30 g bọ mẩy (dại thanh) và 30 g bán biên liên, tất cả cùng nấu lấy nước uống trong ngày (1).

Các nghiên cứu về cây tai tượng nam

  • Hoạt tính kháng khuẩn: Theo tạp chí Journal of separation sciences, kết quả nghiên cứu cho thấy trong cây tai tượng nam có nhiều hoạt chất kháng khuẩn và điều này cung cấp thêm minh chứng cho việc dân gian dùng nó để sát trùng các vết thương ngoài da (3).
  • Hoạt tính chống oxy hóa: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất etanol 70 % từ cây tai tượng nam có tác dụng chống oxy hóa cao hơn so với chiết xuất metanol và chiết xuất nước (4).
  • Tác dụng cầm máu: Theo tạp chí Northwest Pharmaceutical Journal, kết quả nghiên cứu trên thỏ cho thấy trong cây tai tượng nam phơi khô có nhiều hoạt chất có tác dụng cầm máu (dùng bằng đường uống) (5).

Thông tin thêm

Như đã nói, không chỉ tai tượng nam mà tai tượng xanh, tai tượng lớn, tai tượng đuôi chồn, tai tượng đỏ… cũng được làm thuốc. Tuy nhiên, các loại này chủ yếu được dùng ngoài da, cụ thể là:

  • Tai tượng xanh: Cây có tên khoa học là Acalypha indica và được dùng điều trị ghẻ (lấy lá tươi giã nát, đắp lên). Lưu ý: Trong cây có chất độc làm kích thích ruột, vì vậy không nên dùng làm thuốc uống.
  • Tai tượng lớn: Cây có tên khoa học là Acalypha grandis và được dùng điều trị nhọt, ngứa tay chân bằng cách giã nát lá tươi rồi đắp lên.
  • Tai tượng đuôi chồn: Cây có tên khoa học là Acalypha hispida và được dân gian dùng điều trị các nốt mụn loét lâu ngày, loại mụn loét thâm căn cố đế (lấy lá tươi giã nát với lá cây thuốc lá xanh rồi hấp lên cho ấm, sau đó đắp lên, lưu ý không hấp quá nóng để tránh bỏng da).
  • Tai tượng đỏ: Cây có tên khoa học là Acalypha wilkesiana, được dân gian dùng điều trị ghẻ ngứa, mụn nhọt (lấy lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên) và bỏng lửa (lấy hoa tươi giã nát, đắp lên) (1).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB Y học, HN, 2018, trang 762 – 765.
  2. 铁苋菜, https://baike.baidu.com/item/%E9%93%81%E8%8B%8B%E8%8F%9C/603078, ngày truy cập: 01/ 06/ 2021.
  3. Tracing antibacterial compounds from Acalypha australis Linn. by spectrum-effect relationships and semi-preparative HPLC, https://analyticalsciencejournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/jssc.201201202, ngày truy cập: 01/ 06/ 2021.
  4. Antioxidant and Antibacterial Activities of Different Extracts from Acalypha australis L., https://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-GPSS201203123.htm, ngày truy cập: 01/ 06/ 2021.
  5. Hemostatic mechanism of Acalypha australis L., https://europepmc.org/article/cba/294403, ngày truy cập: 01/ 06/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button