Rượu rắn kỵ gì? Khi dùng rượu rắn cần chú ý gì?

Rate this post
Rượu rắn kỵ gì? Khi dùng rượu rắn cần chú ý gì?

Rượu rắn là loại rượu thuốc quen thuộc với người Việt Nam. Nếu dùng rượu rắn đúng cách, nó sẽ giúp cải thiện một số bệnh về xương khớp, tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì sẽ dễ bị ngộ độc, thậm chí mất mạng.

Vì vậy, khi ngâm rượu rắn hoặc dùng rượu rắn, bạn cần ngâm đúng cách, dùng đúng bệnh, đúng liều lượng và đặc biệt là: tránh những kiêng kỵ. Vâng, rượu rắn cũng có những kiêng kị riêng của nó.

Rượu rắn kỵ gì?

1. Rượu rắn kỵ những người hay bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng rượu: Bạn biết đấy, các loại rắn ngâm rượu thường là rắn độc, vì vậy, rượu rắn bản chất là đã có một lượng độc nhất định và dân gian dùng nó như một phương pháp “lấy độc trị độc”. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không đủ khỏe, lại cộng thêm dị ứng, giảm sức đề kháng thì dùng rượu rắn sẽ rất nguy hiểm.

Rượu rắn kỵ gì? Khi dùng rượu rắn cần chú ý gì?

Rượu rắn

2. Rượu rắn kỵ người cao huyết áp, tiêu hóa kém, thận yếu, phong huyết hư, nóng nhiệt: Những trường hợp này, dùng rượu rắn sẽ gây hại cho cơ thể, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. (1).

3. Thịt rắn kỵ bồ hóng: Theo kinh nghiệm dân gian, nếu để bồ hóng rớt vào thịt rắn thì sẽ sinh ra chất độc, gây nguy hiểm.

4. Thịt rắn kỵ củ cải: Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn thịt rắn cùng củ cải thì sẽ dễ bị ngộ độc.

5. Người vừa bị mất máu nhiều (hiến máu, bị thương chảy máu…) thì không nên dùng rượu cũng như rượu rắn.

6. Nam giới vừa uống rượu thuốc không nên quan hệ tình dục (vì sẽ dễ bị thượng mã phong hoặc ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu quá trình thụ thai diễn ra).

7. Khi uống rượu thuốc cần tránh các thức uống có cafein, thức uống có gas và tránh hút thuốc. (2).

Rượu rắn kỵ gì? Khi dùng rượu rắn cần chú ý gì?

Khi ngâm rượu rắn cần lưu ý gì?

  1. Nên làm sạch rắn rồi mới ngâm (loại bỏ phần nọc rắn nằm ở hai bên bành rắn vì nọc rắn rất độc). Được biết, khi ngâm rượu, độc tố trong nọc rắn sẽ giảm bớt nhưng vẫn có thể gây chết người.
  2. Không nên uống rượu máu rắn (tiết rắn), không nên dùng rượu pha tiết rắn và mật rắn tươi: Vì sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng có trong máu rắn. (1).
  3. Ngâm rượu rắn nên để ít nhất 100 ngày (hạ thổ) rồi mới dùng.
  4. Với người bị phong thấp, mỗi đợt dùng rượu rắn không nên kéo dài quá 10 ngày và mỗi ngày không nên uống quá 25 ml (uống vào bữa cơm tối) (3).
  5. Uống nhiều rượu rắn có thể dẫn đến liệt dương: Đã có nhiều trường hợp bị liệt dương vĩnh viễn sau một thời gian uống rượu rắn liên tục.
  6. Uống nhiều rượu rắn có thể gây hư da: Có một số người, sau khi uống rượu rắn thì da bị mốc rộp như da rắn (do da bị phân hủy) (4).
  7. Người còn đang trong độ tuổi sinh sản không nên uống rượu rắn và cũng không nên ăn rắn (vì có thể dẫn tới vô sinh vĩnh viễn (5).
  8. Không nên tự ý ngâm rượu rắn cùng các vị thuốc khác. Đã có trường hợp ngộ độc do ngâm rắn hổ mang cùng cá ngựa, bào ngư…
  9. Không ngâm rắn nguyên con (vì nọc rắn rất độc và một số loại rắn có thể “ngủ đông” và sống lại sau khi ta mở nắp…) (6).
  10. Có những loại rượu thuốc chỉ có thể dùng ngoài da (nếu uống sẽ bị ngộ độc). Bên cạnh đó, cũng có những loại rượu thuốc có thể uống. Vì vậy, bạn phải hiểu rõ loại rượu thuốc bạn đang dùng và cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng điều trị bệnh. Hơn nữa, rượu thuốc cũng có những tác dụng phụ của nó. Vì vậy, bạn không nên xem rượu thuốc một loại rượu đãi khách (vì nếu uống không đúng liều, thể trạng không hợp… thì sẽ làm hại sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc, tử vong).

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button