Quế rành (trèn trèn) điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp và chán ăn

Rate this post
Nói đến vỏ quế, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến miếng vỏ xù xì nâu nâu, ăn vào ngọt cay và thơm ấm. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều loài quế cung cấp vỏ làm thuốc như: quế đơn (quế bì), quế thơm, quế Bon, quế tía, quế hương, quế ô dược, quế quan, … với nhiều công dụng khác nhau.

Trong số đó, cây quế rành (hay còn gọi là trèn trèn) cũng là loại cung cấp vỏ làm thuốc (ngoài ra còn dùng lá cành nhưng ít phổ biến hơn).

Vài nét về cây quế rành

Cây quế rành (trèn trèn, trèn trèn trắng) có tên khoa học là Cinnamomum burmannii (1), là cây gỗ có thể cao đến 11 m. Thân cây thẳng bóng và có vỏ màu xám. Lá cây có hình bầu dục dài, xanh đậm cả hai mặt và không có lông.

Quế rành (trèn trèn) điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp và chán ăn

Hoa quế rành

Ở nước ta, loài quế này mọc nhiều tại Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc (2).

Công dụng làm thuốc của vỏ cây quế rành

Theo kinh nghiệm dân gian thì vỏ thân của cây quế rành cho dược tính tốt hơn vỏ cành và có vị cay ngọt, tính ấm (mùi thơm của vỏ tùy nơi cây sinh sống).

Về giá trị làm thuốc, ta có thể kể đến một số công dụng phổ biến như:

Cách dùng: Mỗi ngày, nấu lấy nước uống từ 6 – 10 g vỏ cây (hoặc lấy từ 1,5 – 3 g bột, hòa với nước uống). Bên cạnh đó, với trường hợp phong thấp đau nhức khớp mạn tính thì ta nên dùng bài thuốc kết hợp sau: 6 g vỏ quế rành và 30 g rễ cây vú bò, nấu lấy nước uống.

Quế rành (trèn trèn) điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp và chán ăn

Quế rành

Dùng ngoài da: Vỏ cây còn được dùng ngoài da trong trường hợp mụn nhọt sưng lở và bầm tím sưng đau do đòn ngã (bằng cách giã nát rồi hòa với chút rượu cho ướt, thoa lên da) (2).

Các nghiên cứu về cây quế rành

Không chỉ được ứng dụng trong y học cổ truyền, cây quế rành còn được quan tâm nhiều trong y học hiện đại khi nó cho thấy tiềm năng làm thuốc với các hoạt tính như:

  • Hoạt tính kháng khuẩn: Theo tạp chí Journal of Agricuture and Food Chemistry, chiết xuất quế rành có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể, giúp chống lại 5 loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thông qua thực phẩm là Bacillus cereus, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Salmonella anatum (3).
  • Tác dụng kiểm soát đường huyết: Theo tạp chí Tropical Journal of Pharmaceutical Research, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất quế rành có chứa hoạt chất giúp cải thiện bệnh tiểu đường và cho thấy tiềm năng quản lý các biến chứng tiểu đường của nó (4). Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất nước từ vỏ cây quế rành có tác dụng chống oxy hóa và có tiềm năng làm thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường (theo tạp chí Biocatalysis and Agricultural Biotechnology) (5).
  • Tác dụng bảo vệ dạ dày: Theo tạp chí Journal of Experimental Pharmacology, kết quả nghiên cứu trên chuột Wista cho thấy trong quế rành có chứa hoạt chất giúp chống loét dạ dày (làm nhỏ vết loét) và bảo vệ dạ dày (6).
  • Tác dụng hạ sốt: Theo tạp chí Althea Medical Journal, chiết xuất quế rành có tác dụng hạ sốt trên mô hình chuột thí nghiệm (trong 30 phút đầu tiên) (7).
  • Tác dụng chống viêm: Theo tạp chí Enviromental Science and Pollution Research, chiết xuất quế rành có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm đối với tổn thương gan (8)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button