Quả khế tàu và những công dụng ít được biết đến

Rate this post
Quả khế tàu và những công dụng ít được biết đến

Trái khế tàu là món ăn vặt “rất chua” gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều người, trong đó có tôi. Trong giới đam mê cây cảnh, cây khế tàu khá được ưa chuộng và được uốn, tạo dáng để làm bonsai.

Ngoài ra, cây khế tàu còn có giá trị làm thuốc (nhưng chưa được biết đến và sử dụng rộng rãi). Vậy, cây khế tàu có công dụng gì và cách dùng như thế nào ?

Vài nét về cây khế tàu

Cây khế tàu có tên khoa học là Averrhoa bilimbi. Sở dĩ gọi là khế tàu vì cây được du nhập từ Trung Quốc (thêm chữ tàu để phân biệt với khế của nước ta (khế ngọt, khế chua)) (1).

Quả khế tàu và những công dụng ít được biết đến

Cây khế tàu

Ở nước ta, quả khế tàu chín được ăn tươi hoặc sử dụng như gia vị chua trong các món ăn như: canh chua, lẩu chua… (vì khi chín thì đỡ chua hơn).

Công dụng và các bài thuốc dân gian từ quả khế tàu

Quả khế tàu có vị chua và chứa nhiều dưỡng chất như Can xi, Phốt pho, Sắt, vitamin C, B1, B2, caroten… Đây cũng là bộ phận được dùng nhiều nhất của cây vì vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa có giá trị dược liệu.

Quả khế tàu và những công dụng ít được biết đến

Khế tàu chấm muối ớt

Được biết, quả khế tàu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

1. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Quả khế tàu được biết là loại trái cây có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu (bằng cách ép lấy nước uống hoặc nấu lấy nước uống).

Cách dùng cụ thể như sau: Nghiền nhỏ quả khế tàu và đun sôi cùng với 1 cốc nước, nấu cho đến khi nước rút còn một nửa thì chia ra 2 lần uống trong ngày (2).

Quả khế tàu và những công dụng ít được biết đến

Quả khế tàu chín

2. Hỗ trợ giảm béo

Ở Ấn Độ, quả khế tàu được dùng như một loại thuốc truyền thống để kiểm soát bệnh béo phì. Có được công dụng này là nhờ quả khế tàu có chứa chất chống tăng lipid máu nên có thể hỗ trợ giảm cân.

Cách dùng cụ thể như sau: để hỗ trợ giảm béo, bạn chỉ cần thêm quả khế tàu vào chế độ ăn hàng ngày như gia vị chua cho các món ăn là được (2).

3. Giúp giảm mụn và làm sáng da

Axit oxalic cùng các vitamin và khoáng chất có trong quả khế tàu có tác dụng làm sạch và làm dịu da, ngoài ra còn nuôi dưỡng da khỏe đẹp, giúp giảm mụn nhọt và giảm sưng đau.

Cách dùng cụ thể: Lấy quả tươi, rửa bằng nước muối rồi rửa lại bằng nước lã, sau đó xay nát với một ít muối và đắp lên da trong 30 phút (lúc này mặt nạ cũng sẽ khô), sau đó rửa lại với nước. Mặt nạ này bạn đắp 2 – 3 lần mỗi tuần và thường thì chỉ đắp 3 lần là đã thấy da cải thiện rõ rệt (tuy nhiên, những bạn có da mỏng, da nhạy cảm thì không nên dùng nhé!).

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm quả khế tàu vào công thức nước trái cây hoặc làm salad trái cây để vừa thay đổi khẩu vị, vừa nuôi dưỡng da từ bên trong. Với việc đắp mặt nạ kết hợp uống nước ép quả khế tàu thường xuyên, da bạn sẽ giảm mụn và khỏe đẹp, tươi tắn hơn.

Ghi chú: Khi đắp mặt nạ bằng quả khế tàu, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để đạt hiệu quả dưỡng da tốt nhất nhé! (2).

4. Giúp giảm đau nhức xương khớp

Theo kinh nghiệm dân gian, rượu quả khế tàu giúp giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Cách thực hiện đơn giản như sau: cho nửa kg quả khế tàu vào keo cùng 1 kg đường cát (theo thứ tự một lớp khế tàu, một lớp đường), sau đó đem phơi nắng, đợi một tháng là có thể sử dụng được (rượu ngâm càng lâu thì càng có hiệu quả) (2).

Lá khế tàu giúp giảm sưng đau cơ bắp và sưng do côn trùng cắn

Lá cây khế tàu có tác dụng giảm đau và chống viêm. Vì vậy, bạn có thể giã nát lá tươi với chút muối rồi đắp trực tiếp trên các chỗ bị sưng đau.

Quả khế tàu và những công dụng ít được biết đến

Khế tàu

Có thể thấy, so với các loại thuốc giảm đau thông thường và thuốc chống viêm khác thì lá khế tàu giúp giảm đau cơ hiệu quả mà không gây ra các tác dụng phụ (2).

Lưu ý khi sử dụng

  • Quả khế tàu khá lành tính, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý vì trong quả khế tàu có chứa nhiều axit oxalic. Vì vậy, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn 1 quả chín (không ăn quá nhiều trong ngày và không ăn liên tục trong thời gian dài).
  • Bên cạnh đó, người bị bệnh thận (sỏi thận) và bệnh về bao tử (dạ dày) cũng không nên ăn (2).
  • Quả khế tàu có vị chua nên tránh ăn lúc đói, bạn nhé!

Mua giống khế tàu ở đâu ?

Cẩm Vân

Nguồn tham khảo
  1. Cây khế tàu, https://sites.google.com/site/raurungvietnam/rau-than-go-lon/cay-khe-tau, ngày truy cập 05/8/2021.
  2. Bilimbi the useful and healthy fruit, https://www.healthbenefitstimes.com/bilimbi/, ngày truy cập 04/8/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button