Khổ qua trị rôm rảy mùa hè, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết căn

Rate this post
Khổ qua trị rôm rảy mùa hè, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết căn

Ai cũng biết rằng thời tiết mùa hè thường rất oi bức, khiến cho cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, cái nóng của mùa hè tưởng như có thể tiêu diệt được cả những con vi khuẩn nhưng sự thật thì ngược lại. Vào mùa hè, vi khuẩn lại sinh sôi mạnh mẽ cùng với không khí khô nóng, da dẻ ẩm ướt mồ hôi.

Tất cả những điều đó khiến cho lỗ chân lông của chúng ta rất dễ bị bít tắt, trong khi cơ thể thì vẫn liên tục tiết mồ hôi để điều nhiệt cho cơ thể. Thế nên, nếu bạn không xử lý kịp thời để da thông thoáng thì mồ hôi sẽ bị ứ đọng lại, dẫn đến rôm sảy. Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ vì thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn trong khi ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.

Thường thì rôm sảy đều khá lành tính, nó có thể tự hết khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn nếu bạn biết chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, rôm sảy dù không đau đớn nhưng lại gây ra cảm giác ngứa châm chích trên da, khiến cho người bị cực kỳ khó chịu. Ngoài ra, nó còn gây mất thẩm mỹ trên da.

Khổ qua trị rôm rảy mùa hè

Có thể nói, thật may mắn khi dân gian có rất nhiều bài thuốc lưu truyền để phòng và điều trị chứng rôm sảy. Trong đó, khổ qua là nguyên liệu phổ biến, dễ tìm mà lại cực kỳ hiệu quả (bởi khổ qua có công dụng thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn rất tốt).

Cách thực hiện đơn giản như sau: bạn lấy 2 trái khổ qua tươi, đem cắt nhỏ ra, giã nát rồi lọc lấy nước, pha vào thau nước tắm.

Hoặc bạn cũng có thể dùng khổ qua trị rôm rảy mùa hè bằng cách đơn giản: cắt nhỏ 2 trái khổ qua thành các lát mỏng, bỏ vào nồi rồi đổ nước vào, đun chín rồi chắt lấy phần nước, để nguội, đem pha nước tắm.

Khổ qua trị rôm rảy mùa hè, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết căn

Khổ qua thái mỏng, dùng khổ qua trị rôm rảy mùa hè

Để mang lại hiệu quả cao hơn, bạn nhớ cho vào nước tắm một ít muối để da thông thoáng và giữa ẩm tốt hơn nhé (tỉ lệ muối sẽ là 1 muỗng cà phê muối cho 10 lít nước).

Số lần tắm: Bạn tắm mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc trưa. Với các lần tắm khác trong ngày, bạn tắm như bình thường (không lạm dụng khổ qua). Thường thì sau 3 ngày, các dấu rôm sảy trên da sẽ “lặn” mất. Bạn cũng có thể dùng cách này để phòng rôm sảy bằng cách pha hỗn hợp này để tắm 1 lần mỗi tuần vào mùa hè nóng nực.

Nhân hạt khổ qua “Gơ” lưỡi cho bé

Các bé sơ sinh dưới 1 tuổi thường chỉ uống sữa nên lưỡi của bé hay bị đóng sữa. Ban có thể dễ dàng nhìn thấy một mảng màu trắng ở mặt trên lưỡi của bé. Mảng sữa trên lưỡi này sẽ khiến bé khó chịu, không chịu bú hoặc bú rất ít, hay nhè sữa, quấy khóc khi mẹ cố gắng ép bé bú.

Nhà mình có 1 đứa cháu và nó rất hay bị như vậy. Vậy nên, mẹ mình đã chỉ cho chị mình cách dùng hạt khổ qua để đánh bay mảng bám sữa đó. Mẹ mình bảo ngày xưa mẹ cũng dùng cách đó để “gơ” lưỡi cho chị em mình. Nhờ kinh nghiệm mẹ truyền lại, chị mình đã dễ dàng loại bỏ mảng bám trên lưỡi bé, giúp bé uống sữa ngoan hơn.

Cách thực hiện: Bạn tìm quả khổ qua già, da bên ngoài bắt đầu chuyển vàng, bổ ra và lấy phần hạt già (lưu ý tách bỏ phần áo hạt có màu đỏ, chỉ lấy hạt khổ qua, đem rửa sạch rồi phơi khô).

Khổ qua trị rôm rảy mùa hè, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết căn

Hạt khổ qua nằm trong lớp áo hạt

Khi dùng, bạn tách bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ lấy phần lõi trắng bên trong, đem giã cho nát nhuyễn rồi cho vào một chút nước sôi để nguội, sau đó dùng muỗng trộn đều rồi lược lấy phần nước.

Tiếp theo, bạn rửa sạch tay rồi lấy một miếng vải mềm (chị mình cắt vải từ khăn sữa của bé), quấn vào ngón tay trỏ, sau đó nhúng vào phần nước hạt khổ qua đã lọc được, đưa ngón tay ấy vào miệng bé rồi nhẹ nhàng di chuyển ngón tay qua lại – chỗ vùng mảng bám ở lưỡi bé. Bằng cách này, mảng bám sẽ nhanh chóng được loại bỏ, giúp bé nhà bạn dễ chịu và uống sữa ngoan hơn.

Sau khi làm xong, bạn lấy khăn sạch, nhúng chút nước rồi chùi lại lưỡi cho bé nhé!

Lưu ý: Nhân hạt khổ qua không ăn được (chỉ dùng ngoài da).

Hạt khổ qua sơ cứu khi bị rết cắn

Nhắc đến rết, nhiều người sẽ nghĩ “chắc nó chỉ xuất hiện ở vùng núi hoặc rừng ẩm thấp”. Thế nhưng, sự thật thì ngay cả ở thành thị cũng có những con rết lẫn trốn ở đấy. Ở thành phố, rết có thể được tìm thấy dưới cống thoát nước. Vào mùa mưa, khi cống nước không thoát nước kịp, tràn ngược lên đường thì những con rết cũng sẽ bò lên. Nếu nó trốn trong nước và chẳng may bạn không nhìn thấy và giẫm phải nó rồi bị rết cắn thì phải làm thế nào?

Khổ qua trị rôm rảy mùa hè, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết căn

Con rết

Thực ra, thuốc sơ cứu khi bị rết kẹp (rết cắn) thì có rất nhiều, còn ở đây, mình sẽ hướng dẫn bạn dùng hạt khổ qua. Lưu ý: sau khi sơ cứu, bạn nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để chẩn đoán thêm (vì hiện nay, do rết sống trong môi trường cống rảnh khá bẩn nên sau khi sơ cứu, bạn vẫn nên đến bác sĩ kiểm tra phòng trường hợp gặp rết có chất độc cao hay đề phòng vết thương bị nhiễm trùng).

Cách sơ cứu như sau: bạn lấy hạt khổ qua, giã nhuyễn rồi đắp vào vết cắn, sau đó dùng vải sạch buộc cố định lại.

Đọt và lá khổ qua non – nguyên liệu làm nên những món ngon cho bữa cơm gia đình

Nếu nhà bạn có trồng một giàn khổ qua thì thật tuyệt vời vì không chỉ quả và hạt của khổ qua có thể dùng được mà cả lá non và đọt khổ qua cũng có thể chế biến thành những món ăn ngon tốt cho sức khỏe.

Khổ qua trị rôm rảy mùa hè, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết căn

Khổ qua nhồi nấm mèo

Lá và đọt khổ qua non có thể chế biến thành nhiều món như xào tỏi hay nấu canh với tôm, cá, thịt…

Ngoài ra, khổ qua còn rất nhiều công dụng khác nữa như điều trị tiểu đường, cao huyết áp, giảm mỡ máu, làm đẹp… Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn quá 2 lần mỗi tuần và có một số điều cần lưu ý khi sử dụng khổ qua để tránh bị tác dụng phụ. Tất cả những vấn đề trên, chúng tôi đã trình bày chi tiết trong các bài viết dưới đây:

  1. Ai không được ăn khổ qua?
  2. Lưu ý khi dùng khổ qua rừng
  3. Mướp đắng rừng (Khổ qua rừng) điều trị huyết áp cao, tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button