Hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì, có độc hay không ?

Rate this post
Hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì, có độc hay không ?

Hạt khổ qua (mướp đắng) có ăn được không và hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì ? Ở quê, nhiều người hay bầm hạt khổ qua rồi kho cùng với sả, ăn rất giòn và ngon. Tuy nhiên, đây lại là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại vì hạt khổ qua có độc.

Theo báo Tiền phong, hạt khổ qua có chứa chất độc là vicine. Chất này có thể gây đau thắt bụng, đau đầu khó chịu và hôn mê (1).

Theo bác sĩ Ngô Văn Tuấn (chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống) thì hạt khổ qua còn chứa 2 protein có thể gây hư thai (là alpha-momorcharin và beta-momorcharin). Bên cạnh đó, hạt khổ qua còn chống lại sự sản sinh tinh trùng (2).

Hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì, có độc hay không ?

Hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì ?

Vậy, có phải khi thấy hạt khổ qua thì chúng ta nên vứt đi?

Thật ra, hạt khổ qua vẫn có những công dụng đáng quý, ví dụ như để nhân giống và làm thuốc.

Hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì?

Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi (trong công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2) thì hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng bổ dương và tráng khí. Bên cạnh đó, nó còn giúp điều trị ho, viêm họng, điều trị chứng trẻ em sốt cao lên cơn kinh giật và trẻ em bị kinh phong. Tuy nhiên, tác giả không ghi rõ cách dùng và liều dùng. Vì vậy, những công dụng này chỉ có thể tham khảo và muốn làm theo thì phải hỏi ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn (3).

Hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì, có độc hay không ?

Hạt khổ qua nằm trong lớp áo hạt

Ngoài các công dụng trên thì hạt khổ qua còn được dùng trong một số trường hợp như:

  • Điều trị ho và viêm họng: lấy một ít hạt khổ qua, nhai rồi nuốt lấy nước ấy (cách này không có liều lượng cụ thể, vì vậy, bạn cũng không nên dùng).
  • Trẻ nhỏ bị chốc đầu, phần da đầu bị khô và có sủi vẩy trắng: lấy lá đào nấu lấy nước gội đầu, sau đó lấy thêm quả và hạt khổ qua, cho vào miệng, nhai nát rồi nhả ra, bôi lên những chỗ bị chốc (bài thuốc này có thể làm theo vì chỉ dùng ngoài da, không ảnh hưởng đến sức khỏe, lưu ý là phải nhai để thuốc có thêm enzyme từ nước bọt).
  • Sơ cứu khi bị rắn cắn: lấy từ 4 – 8 g hạt và lá khổ qua, nhai nát rồi nuốt lấy nước, phần bã thì đắp lên chỗ bị rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán thêm (3).
Hạt mướp đắng (khổ qua) có tác dụng gì, có độc hay không ?

Giàn khổ qua

Các nghiên cứu về hạt khổ qua

Trên thế giới, hạt khổ qua được nghiên cứu khá nhiều và chúng ta cũng có thêm cái nhìn về loại dược liệu này. Hiển nhiên, chúng chỉ có giá trị tham khảo và chúng ta cần nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu hơn trước khi sử dụng nó trên cơ thể người.

  • Tác dụng kháng khuẩn: Theo tạp chí Fitoterapia, hạt khổ qua chứa nhiều dầu, trong đó có các hoạt chất giúp kháng khuẩn và kháng nấm (hiệu quả nhất là đối với tụ cầu vàng Staphylococcus aureus (4).
  • Tác dụng hạ đường huyết: Theo tạp chí Phytomedicine, bột hạt khổ qua có chứa các hoạt chất giúp giảm glucose trong máu lúc đói, tuy nhiên, hiệu quả của nó bằng đường uống vẫn còn nhiều nghi vấn, bởi nó cần dùng với liều cao nhưng ở liều cao thì sẽ gây hại đối với gan và hệ thống sinh sản (5).
  • Tác dụng chống nấm: Theo tạp chí Journal of Foof and Drug Analysis, chiết xuất từ hạt khổ qua có chứa α-momorcharin giúp kiểm soát nấm bệnh và vì vậy, nó được xem là có tiềm năng làm thành phần sản xuất thuốc diệt nấm (6).
  • Tác dụng chống ung thư: Theo tạp chí Applied Biochemistry and Biotechnology, hạt khổ qua có chứa chất giúp ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư biểu mô cổ trướng Ehrlich (trong ống nghiệm). Vì vậy, nó được xem như một tác nhân hóa trị liệu chống ung thư và cần được nghiên cứu thêm (7).
  • Tác dụng với hệ sinh sản: Kết quả nghiên cứu trên chuột đực còn cho thấy chiết xuất từ hạt khổ qua chống lại sự sản sinh tinh trùng, trong đó, chiết xuất etanol từ hạt khổ qua có hiệu quả tránh thai cao (8).

Tham khảo: Hạt mướp đắng (khổ qua) ăn được không, nên ăn sống hay chín?

Nguồn tham khảo
  1. Ai không được ăn khổ qua?, https://tienphong.vn/nhung-nguoi-dai-ky-tuyet-doi-khong-an-muop-dang-vi-cuc-doc-post1123642.tpo, ngày truy cập: 19/ 03/ 2022.
  2. Hạt khổ qua có hại không?, https://suckhoedoisong.vn/kho-qua-thuc-an-va-vi-thuoc-169128416.htm, ngày truy cập: 19/ 03/ 2022.
  3. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB Y học, 2022, trang 186.
  4. Chemical composition and antimicrobial activity of Momordica charantia seed essential oil, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0367326X07002493, ngày truy cập: 17/ 03/ 2020.
  5. Anti-diabetic properties and phytochemistry of Momordica charantia L. (Cucurbitaceae), https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0944711396800808, ngày truy cập: 17/ 03/ 2022.
  6. Antifungal activity of Momordica charantia seed extracts toward the pathogenic fungus Fusarium solani L, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1021949816300461, ngày truy cập: 17/ 03/ 2022.
  7. Momordica charantia Seed Lectin: Toxicity, Bacterial Agglutination and Antitumor Properties, https://link.springer.com/article/10.1007/s12010-014-1449-2, ngày truy cập: 17/ 03/ 2022.
  8. Toxicological studies of Momordica charantia Linn Seed extracts in Male Mice, https://www.researchgate.net/profile/Sharanabasappa-Patil/publication/262551028, ngày truy cập: 19/ 03/ 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button