Điều trị đau nhức răng hiệu quả bằng đọt tràm non

Rate this post
Điều trị đau nhức răng hiệu quả bằng đọt tràm non

Cách nhanh nhất để đẹp lên chính là nở nụ cười! Thế nhưng, làm sao có thể cười tươi nếu có cái răng sâu ê ẩm suốt ngày và lỡ ăn gì đó, cắn trúng một miếng là đau điếng lên, nhức bâng bâng không chịu nổi!

Những lúc ấy, chỉ muốn nhổ ngay cái răng sâu ấy đi, bằng mọi giá và bằng mọi cách. Thế nhưng, các nha sĩ vẫn khuyên chúng ta rằng: trừ trường hợp bất đắc dĩ, nếu không thì đừng nhổ răng, bạn biết tại sao không?

Đó là vì khi bạn nhổ răng, nếu chỗ răng ấy có thể mọc lại thì quá tốt. Thế nhưng, ở những người trưởng thành, hầu hết chúng ta đều đã thay răng. Cho nên, nếu nhổ đi thì sẽ để lại một khoảng trống, làm kết cấu hàm răng mất chặt chẽ và khung răng cũng sẽ lỏng lẻo. Về lâu dài, những cây răng khác cũng sẽ yếu theo.

Vậy, làm thế nào để ngăn chặn những cơn nhức răng bộc phát?

Điều trị đau nhức răng hiệu quả bằng đọt tràm non

Đau nhức răng

Nếu bạn có lỗ răng sâu, bạn có thể chọn các phương pháp như lấy tủy răng, trám răng… theo hướng dẫn của nha sĩ. Tuy nhiên, nếu không có lỗ sâu mà vẫn nhức răng thì làm thế nào? Hoặc đã lấy tủy, đã trám răng mà vẫn nhức thì phải làm thế nào? Lúc này, chúng ta chắc chắn phải dùng biện pháp giảm đau.

Bạn sẽ dùng thuốc Tây hay thuốc Nam?

Vâng, như bạn biết rồi đấy, đã gọi là thuốc thì sẽ có tác dụng phụ, nhất là thuốc Tây (và cụ thể là thuốc giảm đau).

Cho nên, để an toàn hơn, nhiều người đã dùng các cây thuốc, vị thuốc có tính sát trùng, giảm đau, gây tê… để giảm cơn đau nhức răng (như vỏ cây sao đen, bông nhức răng, nụ đinh hương…). Trong đó, nụ đinh hương là giúp giảm đau bằng cơ chế gây tê nhanh nhất, hiệu quả nhất và cũng rất rẻ tiền (1).

Điều trị đau nhức răng hiệu quả bằng đọt tràm non

Nụ đinh hương khô

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị cơn đau răng bộc phát, đang ở thôn quê và không thể đi mua nụ đinh hương ngay (ở các tiệm thuốc Bắc) thì làm sao để vượt qua cơn đau này?

Vâng, lúc ấy thì bạn có thể nghĩ đến đọt tràm non, bạn nhé! Cây này ở đồng quê Tây Nam Bộ có rất nhiều!

Cách dùng đọt tràm non giảm cơn đau nhức răng

Bài thuốc này giúp giảm nhức răng và cải thiện cả chứng ê buốt, chảy máu chân răng. Đặc biệt, nó có mùi dễ chịu (mùi lá tràm thơm thơm), không tốn tiền và cũng dễ thực hiện.

Điều trị đau nhức răng hiệu quả bằng đọt tràm non

Đọt tràm non

Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: hái 7 đọt tràm non, múc thêm một hoặc một muỗng rưỡi muối ăn (loại muỗng cafe).
  • Bước 2: rửa sạch đọt tràm rồi giã nát với muối (giã thật nát nhuyễn).
  • Bước 3: nhét thuốc vào chỗ răng bị sâu (nhét cả phần trên cây răng và cả chân răng).

Bài thuốc này bạn dùng mỗi ngày 3 lần (vào các buổi sáng, trưa và trước khi ngủ).

Lưu ý khi dùng

  • Với đọt tràm, bạn nên hái phần thật non.
  • Thuốc có vị mặn, chát, hơi cay ấm nhưng phát huy hiệu quả rất tốt.

Thông tin thêm: Tinh dầu tràm có tác dụng gì?

Tinh dầu tràm có mùi hương nhẹ, hơi hăng nhưng khá dễ chịu (nếu dùng quen). Trong bối cảnh diễn biến căng thẳng, phức tạp của đại dịch Covid 19, tinh dầu tràm cũng như nhiều loại tinh dầu khác được chú ý nhiều hơn bởi tính kháng khuẩn, làm thông thoáng của nó. Đặc biệt, các bạn trẻ hay dùng tinh dầu tràm để tẩm hương cho khẩu trang.

Điều trị đau nhức răng hiệu quả bằng đọt tràm non

Tinh dầu tràm gió

Trong các loại tinh dầu tràm thì có hai loại thường được nhắc đến, đó là tinh dầu tràm trà (được chiết xuất từ cây tràm trà, Melaleuca alternifolia) và tinh dầu tràm gió (được chiết xuất từ cây tràm gió, Melaleuca cajuputi) (2).

Trong đó, tinh dầu tràm gió là loại phổ biến nhất và có các công dụng như:

  • Giúp giảm các triệu chứng của chứng viêm đường hô hấp trên (giúp thông mũi, giảm sổ mũi…).
  • Kết hợp với các nguyên liệu khác để làm đẹp da, giảm viêm nhiễm da.
  • Giúp giảm đau đầu, đau mỏi cơ, co thắt cơ, chuột rút… (bằng cách pha loãng với dầu nền rồi xoa bóp vùng trán, vùng cơ).
  • Giúp sát khuẩn, thư giãn và thanh lọc không khí (bằng cách dùng máy khuếch tán tinh dầu).
  • Mùi hương giúp xua đuổi côn trùng.

Lưu ý: Người mẫn cảm với tinh dầu, người bị hen suyễn và phụ nữ mang thai không nên dùng (nếu dùng thì phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để được hướng dẫn về liều lượng, cách thức sao cho phù hợp) (2).

Tuyết Nhi – Kim Lụa

Nguồn tham khảo
  1. Cây thuốc, vị thuốc giúp giảm nhức răng, làm trắng răng hiệu quả, https://caythuoc.org/cay-thuoc-vi-thuoc-giup-giam-nhuc-rang-lam-trang-rang-hieu-qua.html, ngày truy cập: 02/ 08/ 2021.
  2. Tác dụng của Dầu Tràm trong làm đẹp và sức khỏe gia đình, https://hakufarm.vn/tac-dung-cua-dau-tram/, ngày truy cập: 02/ 08/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button