Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu) và công dụng làm thuốc

Rate this post
Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu) và công dụng làm thuốc

Ngoài cây mộc tặc (cỏ tháp bút) mà chúng ta hay dùng làm thuốc thì ở Việt Nam còn có cây mộc tặc yếu (hay còn gọi là cây cỏ tháp bút yếu, cỏ tháp bút trườn…).

Trong tự nhiên, cây này được tìm thấy nhiều ở Lạng Sơn, Ninh Bình, Lào Cai, Lâm Đồng… và các tỉnh phía Bắc. Về công dụng làm thuốc, cây mộc tặc yếu cũng là cây thuốc quý, thông thua kém cây mộc tặc. Trên thế giới, nó nổi tiếng là vị thuốc điều trị viêm đường tiết niệu (ngoài ra còn điều trị nhiều bệnh thường gặp khác).

Mộc tặc yếu (cỏ tháp bút trườn), tên khoa học và đặc điểm

Cây mộc tặc yếu (cỏ tháp bút trườn) có tên khoa học là Equisetum ramosissimum, là một dạng cỏ, có thân thuộc dạng thân rễ, mọc ngầm dưới đất, các thân nhánh thì mọc thẳng lên và có thể cao từ 1 – 4 m (đường kính từ 0,5 – 1 cm).

Điểm đặc biệt ở cây này chính là phần thân chia thành các lóng nhỏ, các lóng này được phân cách bởi các mắt và dễ gãy ở mắt. Lá cây có màu hơi sậm, mọc ôm vào thân.

Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu) và công dụng làm thuốc

Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu)

Cây mộc tặc yếu (cỏ tháp bút trườn) điều trị bệnh gì?

Theo y học cổ truyền thì toàn cây mộc tặc yếu đều có thể dùng làm thuốc (cũng có khi chỉ dùng rễ). Thuốc này có vị đắng và ngọt, có tính bình.

Khi làm thuốc, ta thu toàn cây, rửa sạch, chặt ngắn ra rồi phơi khô, sau đó sắc lấy nước uống với các công dụng sau:

Liều lượng: mỗi ngày, nấu lấy nước uống từ 3 – 9 g dược liệu khô (1).

Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu) và công dụng làm thuốc

Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu)

Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu) và công dụng làm thuốc

Lưu ý phân biệt với Mộc tặc (cỏ tháp bút)

Các bài thuốc kết hợp

Cỏ tháp bút trườn (mộc tặc yếu, cỏ tháp bút yếu) còn có mặt trong nhiều bài thuốc như:

1. Điều trị đau mắt và viêm giác mạc cấp

Với trường hợp trên, ta dùng bài thuốc kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thành phần cụ thể như sau: mộc tặc yếu (10 g), hạt của cây mào gà (10 g), cúc hoa (10 g) và thuyền thoái (tức xác ve sầu, 10 g); tất cả cùng nấu lấy nước, uống trong ngày.

2. Điều trị tiêu chảy có kèm ra máu không ngừng

Với trường hợp này, bạn có thể lấy 20 g mộc tặc yếu, sao lên rồi nấu lấy nước cho bệnh nhân uống (lưu ý uống vào lúc đói).

Thông tin thêm: cách này cũng có thể dùng điều trị băng huyết hoặc rong huyết sau mãn kinh (không cần uống lúc đói như trường hợp tiêu chảy ra máu).

3. Điều trị viêm gan

Mỗi ngày, lấy 30 g mộc tặc yếu, cắt nhỏ ra rồi nấu nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày (uống như uống trà) (1).

Các nghiên cứu về cây mộc tặc yếu (cỏ tháp bút trườn)

  • Hoạt tính chống oxy hóa mạnh: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethyl acetate từ cây cỏ tháp bút trườn có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế sự phát triển của khối u ác tính A375, A375.S2 và A2058 (theo tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity) (2).
  • Tác dụng đối với bệnh nhiễm trùng đường tiểu: Theo tạp chí Future Journal of Pharmaceutical Sciences, chiết xuất methanolic và chiết xuất nước từ thân cây cỏ tháp bút trườn có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Kết quả này đã cung cấp cho chúng ta thêm bằng chứng về việc cây cỏ tháp bút trườn đã được nhiều nước trên thế giới dùng làm thuốc (điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu) (3).
  • Tác dụng chống mụn trứng cá: Theo tạp chí Tropical Journal of Pharmaceutical Research, các bộ phận trên mặt đất của cây cỏ tháp bút trườn có chứa các hoạt chất giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn và đặc biệt là chống lại vi khuẩn gây mụn trứng cá (4).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, trang 554.
  2. Biofunctional Activities of Equisetum ramosissimum Extract: Protective Effects against Oxidation, Melanoma, and Melanogenesis, https://www.hindawi.com/journals/omcl/2016/2853543/, ngày truy cập: 15/ 12/ 2021.
  3. Chemical profiling and antioxidant activity of Equisetum ramosissimum Desf. stem extract, a potential traditional medicinal plant for urinary tract infections, https://link.springer.com/article/10.1186/s43094-021-00339-8, ngày truy cập: 15/ 12/ 2021.
  4. In vitro evaluation of the antioxidant, anti-Propioni bacterium acne and antityrosinase effects of Equisetum ramosissimum (Jordanian horsetail), https://www.ajol.info/index.php/tjpr/article/view/201836, ngày truy cập: 15/ 12/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button