Bạch đàn đỏ điều trị viêm khí quản, viêm phế nang và viêm bể thận

Rate this post
Bạch đàn đỏ điều trị viêm khí quản, viêm phế nang và viêm bể thận

Ở miền Nam, bạch đàn xanh được trồng rất nhiều nhưng thỉnh thoảng cũng có người trồng bạch đàn đỏ. Cây này có phiến lá ngắn hơn, mập hơn và phần cuống lá, cành non đều có màu ửng đỏ.

Vậy, bạn có thắc mắc cây bạch đàn đỏ có công dụng gì và cách dùng như thế nào không? Nếu có thì hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé! Trong tương lai, cây này rất có tiềm năng làm thuốc đấy!

Vài nét về cây bạch đàn đỏ

Bạch đàn đỏ, hay còn gọi là khuynh diệp mạnh, có tên khoa học là Eucalyptus robusta (1).

Bạch đàn đỏ điều trị viêm khí quản, viêm phế nang và viêm bể thận

Bạch đàn đỏ

Cây thuộc dạng thân gỗ nhỡ, có lớp vỏ dày và nứt nẻ với các rãnh sâu nhưng không bong tróc. Lá của cây lúc còn non thì mọc đối nhau rồi dần dần so le cho đến khi già. Hoa bạch đàn đỏ có màu trắng vàng, mọc thành cụm từ 4 – 8 hoa (1).

Công dụng làm thuốc của cây bạch đàn đỏ

Lá, rễ và quả cây bạch đàn đỏ đều được dùng làm thuốc. Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi thì bạch đàn đỏ có vị đắng, cay nhẹ, có mùi thơm, tính bình và có nhiều công dụng như:

Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 10 – 15 g (cho thêm chút đường rồi mới uống).

Lưu ý:

  • Vị thuốc này gây kích thích dạ dày (bao tử) và có thể gây rối loạn gan, vì vậy, sau khi sắc thuốc, ta cần cho thêm chút đường vào thuốc để làm dịu bớt tính kích thích của nó rồi mới uống.
  • Hỏi thêm ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Dùng ngoài da: Lá bạch đàn đỏ còn được dùng để sát khuẩn, điều trị viêm quầng, nấm tóc, chàm, mề đay, viêm vú và viêm âm đạo do nấm Candida (bằng cách hái một lượng lá tươi vừa đủ, nấu nước, để nguội rồi rửa ngoài da) (1).

Bạch đàn đỏ điều trị viêm khí quản, viêm phế nang và viêm bể thận

Lá cây

Các nghiên cứu đáng kể về lá bạch đàn đỏ

  • Hoạt tính kháng khuẩn: Một trong các hoạt tính đáng chú ý của lá cây này chính là kháng khuẩn. Theo tạp chí Materials Sciences for Energy Technologies, dịch chiết nước của lá bạch đàn đỏ có tác dụng kháng khuẩn đáng kể (2). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu từ tạp chí Phytotherapy Research cũng cho thấy tinh dầu từ lá cây này có thành phần chính là monoterpene α -pinene (73,0% tổng lượng), có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn như Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Escherichia coli và nấm Candida albicans (3).
  • Hoạt tính chống oxy hóa và chống ung thư: Theo tạp chí Industrial Crops and Products, lá cây có chứa hàm lượng tinh dầu cao và nhiều hoạt chất có liên quan đến sức khỏe. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất nước từ lá cây có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tương đương với axit ascorbic tinh khiết. Ngoài ra, lá cây còn chứa một số chất có tác dụng chống lại tế bào ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư da, ung thư buồng trứng và ung thư ruột kết. Vì vậy, lá cây đã được đề xuất nghiên cứu thêm để tinh chế các hoạt chất và xem xét khả năng ứng dụng thực tế của nó (4).
  • Tác dụng chống virus Zika: Theo tạp chí Bioorganic Chemistry, hoạt chất acylphloroglucinols từ lá cây có tác dụng ức chế virus Zika (5).
  • Hoạt tính kháng viêm: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất methanolic từ lá bạch đàn đỏ có thể bảo vệ nội mạc tử cung, giúp chống lại bệnh viêm nội mạc tử cung (nhờ hoạt tính kháng khuẩn đáng kể). Vì vậy, nó được xem là có tiềm năng trong sản xuất dược phẩm điều trị viêm nội mạc tử cung ở động vật (6).

Thông tin thêm

Ở nước ta, ngoài cây bạch đàn đỏ thì còn nhiều loại bạch đàn khác như:

  • Bạch đàn trắng, có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis.
  • Bạch đàn xanh (khuynh diệp cầu), có tên khoa học là Eucalyptus globulus.
  • Bạch đàn thân thẳng (bạch đàn maiden), có tên khoa học là Eucalyptus maidennii.
  • Bạch đàn liễu (bạch đàn lá nhỏ), có tên khoa học là Eucalyptus tereti-cornis.
  • Bạch đàn lá liễu (khuynh diệp thò), có tên khoa học là Eucalyptus exserta.
  • Bạch đàn cành liễu (khuynh diệp dẻo), có tên khoa học là Eucalyptus viminalis.
  • Bạch đàn chanh, có tên khoa học là Eucalyptus citriodora (1).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, trang 92.
  2. Synthesis of iron nanoparticles from aqueous extract of Eucalyptus robusta Sm and evaluation of antioxidant and antimicrobial activity, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2589299119301399, ngày truy cập: 25/ 12/ 2021.
  3. Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oils from two species of Eucalyptushttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ptr.2051, ngày truy cập: 25/ 12/ 2021.
  4. Physicochemical, antioxidant and anti-cancer activity of a Eucalyptus robusta (Sm.) leaf aqueous extract, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0926669014006797, ngày truy cập: 25/ 12/ 2021.
  5. Non-volatile acylphloroglucinol components from Eucalyptus robusta inhibit Zika virus by impairing RdRp activity of NS5, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0045206821006805, ngày truy cập: 25/ 12/ 2021.
  6. Eucalyptus robusta leaves methanolic extract suppresses inflammatory mediators by specifically targeting TLR4/TLR9, MPO, COX2, iNOS and inflammatory cytokines in experimentally-induced endometritis in rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874117322377, ngày truy cập: 25/ 12/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button