Cỏ bút chữ thập điều trị lao phổi, nổi mề đay, bệnh tinh hồng nhiệt

Rate this post
Cỏ bút chữ thập điều trị lao phổi, nổi mề đay, bệnh tinh hồng nhiệt

Trong Đông y có vị thuốc tên là “quỷ vũ tiễn”. Cái tên này, nghe thì kỳ lạ nhưng thực chất thì nó lại là một loại cỏ rất bình dân. Vâng, nó chính là cỏ bút chữ thập, một loại cỏ hàng năm, thuộc họ Hoa mõm sói.

Trong dân gian, cỏ bút chữ thập còn được gọi bằng các tên khác như cỏ đen, cỏ bục, hay quỷ vũ tiễn (vì cụm hoa quả của nó trông như một mũi tên, lại có màu đen nên dân gian liên tưởng và gọi là mũi tên ma).

Cây có tên khoa học là Buchnera cruciata (1).

Vài nét về cây cỏ bút chữ thập (quỷ vũ tiễn)

Hiện nay, có một số trang mạng đã đăng sai hình ảnh cây cỏ bút chữ thập. Vì vậy, bạn cần chú ý khi thu hái thông qua những người có kinh nghiệm và các đặc điểm sau để nhận dạng:

  • Cây thân cỏ (không phải thân gỗ), thường cao dưới 60 cm, có lông, không phân nhánh và khi khô lại thì có màu đen.
  • Lá không có cuống. Những lá gần gốc dài từ 5 – 18 mm, có hình trái xoan còn những lá ở thân thì có hình mũi mác, mép lá có khi nguyên, có khi có răng cưa và bề mặt lá hơi nhám.
  • Hoa trắng hoặc tím.
  • Quả màu đen, chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.
Cỏ bút chữ thập điều trị lao phổi, nổi mề đay, bệnh tinh hồng nhiệt

Cụm quả màu đen của cây

Cỏ bút chữ thập điều trị lao phổi, nổi mề đay, bệnh tinh hồng nhiệt

Cây cỏ bút chữ thập

Ở nước ta, cây này mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc như: Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa…

Công dụng làm thuốc của cây cỏ bút chữ thập

Theo quyển Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1, bộ mới) thì toàn bộ cây cỏ bút chữ thập đều được dùng điều trị bệnh.

Cụ thể, nó có vị đắng nhẹ, tính mát và có các công dụng như:

Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 5 – 15 g mỗi ngày. Riêng với chứng cảm lạnh có kèm sốt thì ta dùng toàn cây cỏ bút chữ thập (15 g), kết hợp với rễ cây gừa (15 g), hạt cau (9 g), khổ qua (15 g) và ngũ gia bì (15 g), nấu lấy nước uống, như thế thì sẽ mau khỏi bệnh hơn.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng. Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu cũng không nên dùng (1).

Cỏ bút chữ thập điều trị lao phổi, nổi mề đay, bệnh tinh hồng nhiệt

Hoa của cây 

Các nghiên cứu về cây cỏ bút chữ thập

So với các cây thuốc cổ truyền khác thì cây cỏ bút chữ thập chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, ta vẫn có thể kể đến công trình đáng chú ý về hoạt tính và khả năng ứng dụng của nó, chẳng hạn như:

Tác dụng chống sỏi tuyến tiền liệt: Theo thông tin từ mã bằng sáng chế CN104689082A thì cây cỏ bút chữ thập có thể kết hợp với các cây thuốc khác để làm thành bài thuốc điều trị sỏi tuyến tiền liệt từ bên ngoài (bài thuốc được cấp bằng sáng chế cho thấy hiệu quả cao, an toàn và đáng được các phòng khám ứng dụng) (2).

Thông tin thêm

Ở Trung Quốc, cây cỏ bút chữ thập được gọi là hắc thảo (黑草) vì như đã nói, khi phơi khô, nó sẽ có màu đen (3).

Về công dụng, toàn bộ cây được thu hái vào mùa hè hoặc mùa thu, sau đó dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị cảm cúm, đau bụng do trúng nắng, nổi mề đay do nhiệt… (4).

Nhìn chung, vì cây thuốc này ít phổ biến hơn so với các cây thuốc thông dụng nên công dụng làm thuốc của nó cũng chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều. Tuy nhiên, trong tương lai, ắt hẵn nó sẽ được khám phá nhiều hơn. Người Việt Nam sống trên mảnh đất với sự đa dạng về cây thuốc, vì vậy, dùng thảo dược thiên nhiên là cách an toàn hơn để bảo vệ sức khỏe (so với tân dược).

Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, trang 489.
  2. External used medicine for treating prostatic calculus, https://patents.google.com/patent/CN104689082A/en, ngày truy cập: 07/ 02/ 2022.
  3. 黑 草 buchnera crossiata, https://hknaturetreasures.wordpress.com/2015/10/04/%E9%BB%91%E8%8D%89-buchnera-cruciata/, ngày truy cập: 07/ 02/ 2022.
  4. 黑草, https://baike.baidu.com/item/%E9%BB%91%E8%8D%89/22511137, ngày truy cập: 07/ 02/ 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button