Cây giền (cây sai) và bài thuốc ngâm rượu bổ máu, điều trị thiếu máu

Rate this post
Cây giền (cây sai) và bài thuốc ngâm rượu bổ máu, điều trị thiếu máu

Tôi tin chắc khi đọc được bài viết này bạn sẽ bị bất ngờ về công dụng của cây giền (Một loại cây dại có khi bạn đã bắt gặp và đã từng chặt về làm củi đun) lại là một vị thuốc bổ máu, dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe thật tuyệt vời.

Tuy nhiên, lưu ý với bạn cây giền này là cây thân gỗ nhé, chứ không phải cây rau dền dùng để nấu canh đâu nhé, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn kỹ hơn về loại thảo dược tuyệt vời này.

Về cây giền thân gỗ

Tên gọi: Cây còn được một số nơi gọi là cây sai, mạy sản.

Tên khoa học: xylopia vielana pierre, họ na (1).

Mô tả hình dáng

  • Thân: Là dạng cây thân gỗ, có thể cao đến 3m – 4m thậm chí hơn, cách cành nhỏ có lông mịn mầu nâu phủ khắp bên ngoài các nhánh nhỏ.
  • Lá: Mọc so le, trên lá cũng có nhiều lông mịn màu nâu, dài 7cm, rộng 4cm
  • Hoa: Màu vàng 6 cánh, mọc đơn, từng bông hoa ở ngay nách lá.
  • Quả: Bên trong quả có màu đỏ, hạt màu hơi đen

Xem hình ảnh mặt trên và mặt dưới lá cây giền để thấy rõ hơn mô tả.

Cây giền (cây sai) và bài thuốc ngâm rượu bổ máu, điều trị thiếu máu

Mặt sau lá cây giền thân gỗ

Phân bố

Là một cây mọc tự nhiên, thường thấy mọc hoang dại khá phổ biến ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Loại cây thân gỗ này có thân khá chắc khỏe, gỗ chắc, thẳng, ít khói nên được người dân miền núi thường chặt về làm củi đun (Do nhiều nơi người dân vẫn chưa biết đến công dụng của loại cây dược liệu quý này).

Tính vị: Đang cập nhật

Bộ phận dùng: Vỏ cây và lá cây.

Công dụng của cây giền thân gỗ

Mặc dù trong các tài liệu cổ không viết nhiều về công dụng của cây giền, chỉ đề cập ngắn. Tuy nhiên đều là những công dụng rất hữu ích đó là:

  • Dùng vỏ thân cây:
    • Bồi bổ cơ thể (Rất tốt cho phụ nữ sau sinh) (2).
    • Bổ máu, dưỡng huyết, điều trị thiếu máu
    • Điều trị chứng da xanh, bệu, gầy yếu
    • Điều trị tiêu hóa kém (tăng cường tiêu hóa)
    • Phụ nữ kinh nguyệt không đều
    • Điều trị mất ngủ
  • Dùng lá cây:
    • Giảm đau nhức tê thấp

Liều dùng: khoảng 6g – 10g khô/ngày.

Cách dùng cây giền làm thuốc

1. Cách ngâm rượu bồi bổ, điều trị thiếu máu, kinh nguyệt không đều từ vỏ giền

  • Chuẩn bị: Vỏ giền khô 1kg, rượu gạo 4 lít, bình thủy tinh hoặc sành sứ loại 5 lít 1 cái.
  • Thực hiện:
    • 1kg vỏ bạn đem sao vàng hạ thổ, tham khảo cách sao vàng hạ thổ tại đây.
    • Bỏ vỏ giền đã sao vàng vào bình, đổ ngập rượu, đậy kín nắp
    • Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên là dùng được
    • Mỗi ngày dùng khoảng 3 ly rượu nhỏ (nên uống trong mỗi bữa ăn sẽ rất tốt).

Ngoài cách ngâm rượu, bạn có thể dùng vỏ giền dưới dạng tán bột uống hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc (Áp dụng cho những người không uống được rượu). Liều dùng khoảng 6g – 10g/ngày.

Đây là một loại cây rừng khá phổ biến, nhưng lại có những công dụng bồi bổ rất hay, không thua kém những loại thảo dược có công dụng bồi bổ mạnh khác như: Đẳng sâm, đương quy, kỷ tử, bổ béo.

Quan trọng hơn cả: Cây giền là một loại dược liệu của người Việt (thuốc nam) nên sử dụng rất an toàn bởi không sử dụng hóa chất bảo quản, việc thu hái khai thác khá dễ dàng. Do vậy, đây là một cây thuốc rất hay, và nên được phổ biến trong nhân dân nhiều hơn.

2. Cách điều trị tê thấp từ lá giền

  • Chuẩn bị: Lá giền khô 15g, nước sôi 1 lít, 1 bình giữ nhiệt loại lớn
  • Thực hiện:
    • Lá khô đem rửa lại 1 lần cho sạch
    • Bỏ vào ấm giữ nhiệt
    • Chế thêm chút nước sôi vào để tráng qua một là như tráng chè tươi, đổ bỏ nước tráng này đi
    • Thêm khoảng 1 lít nước sôi vào bình, để ủ trong khoảng 20 phút là dùng được.
    • Chắt nước thuốc uống hàng ngày, uống thay nước lọc.

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button