Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Rate this post
Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Sâm cau hay tiên mao một trong số rất ít thảo dược được ghi chép trong tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi về hiệu quả bổ dương, cải thiện sinh lý nam giới. Tuy vậy hình ảnh cây này trong các tài liệu còn khá ít nên do vậy không ít người nhầm lẫn cây sâm cau với các loại cây dại khác. Bài viết này caythuoc.org sẽ chia sẻ tới bạn đọc Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất.

Bạn hiểu thế nào là sâm cau ?

Chắc hẳn nếu chỉ mới nghe tên loài cây này bạn sẽ liên tưởng đến loại loại sâm quý có hình dáng cây cau đúng không? Đúng vậy, tên gọi của loài cây này ý chỉ một loài thảo dược có những công dụng quý như sâm, lại có hình dáng lá và thân cây như một cây cau mini. Thực tế kích thước sâm cau rất nhỏ so với cây cau ta, bởi chúng thường chỉ cao khoảng 20cm, trong khi cây cau cao tới hàng chục mét.

Cũng chính vì tên gọi này, ít hành ảnh về loài cây, nên nhiều người dễ nhầm tưởng với những loại cây có hình dáng tương tự như cây cau mọc rất nhiều trong rừng già. Vì vậy bài viết này ra đời với mục đích giúp bạn đọc xác định chính xác cây sâm cau đã được các sách cổ nói tới.

Có mấy loại sâm cau ?

Các tài liệu cổ chỉ nói về một loại sâm cau (hay tiên mao, sâm cau đen) đây mới là loại được dân gian sử dụng làm thuốc, các loại cây có hình dáng khác đều không phải sâm cau đen (tiên mao), có chăng chỉ là kinh nghiệm sử dụng từ một vùng miền.

Những loại cây dễ nhầm lẫn với sâm cau nhất: Sâm đỏ (Mà một số nơi gọi là sâm cau đỏ, nhiều người còn bảo đó là cây bồng bồng) và một loài cỏ dại có lá gần giống với lá sâm cau.

Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Hình 1: Loài Cỏ dại có lá gần giống với lá sâm cau

Để biết sâm cau đỏ có phải cây bồng bồng hay không, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn. Bài viết nhà thuốc có trích nguồn dẫn đầy đủ chứ không phải viết thiếu căn cứ như những bài viết khác đang được lan tràn thông tin sai trên mạng.

Hướng dẫn cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất

1. Phân biệt sâm cau với loại sâm đỏ

Để phân biệt sâm cau đen với sâm đỏ khá đơn giản, chỉ cần nhìn bên ngoài là bạn có thể nhận biết được ngay. Khác biệt chính ở một số đặc điểm sau:

Thường khi bán hàng, người ta chỉ bán phần rễ cây dùng để làm thuốc chứ ít ai bán cả lá thân cây. Nên bạn chỉ cần để ý đến phần củ, màu sắc và hình dạng hoàn toàn khác nhau như hình dưới đây:

  • Sâm cau đen: Củ có hình dáng sần sùi, bên ngoài màu đen, củ có kích thước nhỏ thường chỉ dài khoảng 20-25cm (Đây chính là phần thân phình to ra của sâm cau), như hình 2.
  • Củ sâm đỏ: Củ có hình dáng nhẵn bóng, bên ngoài màu đỏ tươi, củ kích thước khá to, có thể dài tới 35-40cm, như hình 3
Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Hình 2: Củ sâm cau đen (tiên mao)

Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Hình 3: Củ sâm đỏ có màu đỏ tươi

  • Lá sâm cau đen: Lá nhỏ, vân như như lá cau, hoa màu vàng, cây mọc thấp sát mặt đất. Như hình 4
  • Lá sâm đỏ: Nhẵn nhọn, hoa chùm màu trắng, thân cây cao, có thể cao tới 3 mét. Như hình 5
Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Hình 4: Lá hoa sâm cau đen

Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Hình 5: Hình ảnh thân lá cây sâm đỏ mọi người vẫn gọi là sâm cau đỏ, loại cây có chiều cao lên tới 2-3 mét.

Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Hình ảnh thân lá cây bồng bồng mọi người vẫn nhầm tưởng là sâm cau đỏ, thực ra không đúng, nếu để ý lá cây bạn sẽ thấy nó là hai loại hoàn toàn khác nhau.

2. Phân biệt sâm cau với cây cỏ dại

Những cây cỏ dại thường có lá giống hệt sâm cau đen, bạn chỉ cần để ý tới củ và hoa cây này. Thường thì cỏ hay rễ của các loại cây cỏ dại rất nhỏ, như hình 1 phía trên, rễ của một loài cỏ dại có kích thước khá nhỏ bé, và không có phần thân cây phình to như sâm cau.

Cách phân biệt sâm cau chuẩn nhất, bạn đã biết ?

Cỏ dại có lá gần giống với lá sâm cau

Có thể nói cách phân biệt sâm cau khá đơn giản. Tùy vào nhu cầu sử dụng cảu bạn để lựa chọn mua đúng loại sâm cau chuẩn. Nếu bạn muốn sử dụng một vị thuốc với công năng bổ dương, điều trị yếu sinh lý thì sâm cau đen là một lựa chọn tối ưu. Còn nếu muốn ngâm một bình rượu bồi bổ sức khỏe, cải thiện tiêu hóa thì củ cây sâm đỏ (sâm cau đỏ) cũng là một lựa chọn không tồi.

Một số hình ảnh giúp bạn phân biệt sâm cau đen với các loại cây khác, mong răng sẽ giúp ích cho quý độc giả. Nếu quý độc giả có những kinh nghiệm phân biệt sâm cau nào khác, hãy chia sẻ trong phần bình luận ở phía cuối bài viết này.

Nguồn tham khảo
  • Sâm cau, https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2m_cau, ngày truy cập 01/4/2022.
  • Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Trang 910. Ngày tham khảo 01/4/2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button