Cách dùng vỏ cây ngũ gia bì chân chim điều trị yếu sinh lý

Rate this post
Cách dùng vỏ cây ngũ gia bì chân chim điều trị yếu sinh lý

Ngũ gia bì có nhiều loại, trong đó, ngũ gia bì chân chim là loại có thể vừa dùng làm cảnh, vừa dùng làm thuốc tăng cường sinh lý (theo kinh nghiệm dân gian ở quê tôi).

Cụ thể, vỏ thân hoặc vỏ rễ của cây này có tác dụng bổ thận, tráng dương, giúp sung mãn sinh lực và duy trì phong độ lịch lãm cho quý ông khi “lâm trận”.

Tuy nhiên, có 2 điều cần lưu ý, đó là:

  • Ngũ gia bì chân chim có tên khoa học là Schefflera heptaphylla, là loại có 7 hoặc 8 lá chét chụm lại, trông như bàn chân chim (khác với các loại khác có số lượng lá ít hơn).
  • Theo kinh nghiệm dân gian thì vỏ của cây ngũ gia bì chân chim – loại cây có lá có màu xanh sẽ cho dược tính tốt hơn (so với vỏ của loại có lá màu xanh và đốm vàng).
Cách dùng vỏ cây ngũ gia bì chân chim điều trị yếu sinh lý

Ngũ gia bì chân chim (loại lá xanh hoàn toàn)

Cách dùng vỏ cây ngũ gia bì chân chim điều trị yếu sinh lý

Ngũ gia bì chân chim (loại lá có đốm vàng)

Cách dùng ngũ gia bì chân chim giúp tăng cường sinh lý

Để khắc phục và điều trị yếu sinh lý, giúp tăng cường sinh lực cho nam giới, bạn có thể thực hiện bài thuốc dưới đây:

  • Nguyên liệu: khoảng 5 đến 7 g vỏ thân hoặc vỏ rễ cây ngũ gia bì chân chim (đã phơi khô). Lưu ý: nên chọn vỏ của cây đã già để có dược tính cao hơn.
  • Cách thực hiện: cho vào nồi, nấu với 2 chén nước cho đến khi nước rút còn nửa chén thì chắt ra uống (đợi nước bớt nóng, còn âm ấm thì uống).
  • Số lần dùng: uống 3 lần trong ngày và uống sau bữa ăn 20 phút (mỗi tuần uống 2 hoặc 3 ngày, không nên uống quá nhiều).

Lưu ý khi dùng

  • Không nên phơi thuốc dưới ánh nắng trực tiếp mà nên phơi trong chỗ mát, có gió lùa (tức phơi âm can), như thế sẽ ít hao hụt dược chất hơn.
  • Do ngũ gia bì chân chim có tính mát, vị đắng nên hơi khó uống và người tỳ vị hư hàn, đang bị tiêu chảy cũng không nên uống. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc, bạn có thể cho vào một ít đường phèn để dễ uống hơn.

Ngoài cách dùng thuốc sắc thì dân gian còn dùng vỏ thân (vỏ rễ) cây ngũ gia bì chân chim để ngâm rượu uống.

Cách ngâm rượu ngũ gia bì chân chim

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 100 g vỏ thân hoặc vỏ rễ cây ngũ gia bì chân chim (dùng tươi), 1 lít rượu gốc 30 hoặc 40 độ và nếu thích ngọt thì có thể cho thêm 30 gam đường phèn (hoặc nhiều hơn tùy sở thích).
Cách dùng vỏ cây ngũ gia bì chân chim điều trị yếu sinh lý

Vỏ cây ngũ gia bì chân chim (ảnh minh họa)

  • Cách thực hiện: cho thuốc vào chảo, sao lên cho thơm vàng rồi đổ vào keo thủy tinh, sau đó cho rượu và đường phèn vào. Rượu này ngâm khoảng 20 ngày là có thể bắt đầu dùng. Lưu ý: mỗi ngày nên lắc nhẹ bình ngâm rượu vài cái cho thuốc ngấm đều.
  • Số lần dùng: mỗi ngày uống khoảng 30 – 40 ml rượu thuốc, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

Ngoài tác dụng tăng cường sinh lý, rượu thuốc ngũ gia bì chân chim còn có tác dụng điều trị các chứng đau nhức xương khớp, giúp mạnh gân cốt và thanh nhiệt giải độc.

Nghiên cứu nổi bật về vỏ thân cây ngũ gia bì chân chim

  • Theo tạp chí Fitoterapia, vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim có ít nhất hai hoạt chất có tác dụng chống viêm (dù chỉ ở mức độ nhẹ) (2).
  • Theo tạp chí Phytotherapy research, chiết xuất từ lá cây ngũ gia bì chân chim có chứa tinh dầu với tác dụng chống lại sự phát triển của ba dòng tế bào ung thư là MCF-7, A375 và HepG2 (3).

Kim Lụa

Nguồn tham khảo
  1. Ngũ gia bì chân chim, http://faunaandfloraofvietnam.blogspot.com/2014/08/ngu-gia-bi-chan-chim-schefflera.html, ngày truy cập: 12/ 09/ 2021.
  2. New ursane-type triterpenoid saponins from the stem bark of Schefflera heptaphylla, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0367326X13002712, ngày truy cập: 12/ 09/ 2021.
  3. Chemical composition and antiproliferative activity of essential oil from the leaves of a medicinal herb, Schefflera heptaphylla, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ptr.2567, ngày truy cập: 12/ 09/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button