Cách dùng lá trầu không giúp giảm nhức răng mà không cần uống thuốc

Rate this post
Cách dùng lá trầu không giúp giảm nhức răng mà không cần uống thuốc

Bài thuốc này tôi đã được mẹ dạy từ nhỏ và cho đến hiện tại, gia đình tôi vẫn thường dùng.

Mỗi lần có ai trong nhà bị nhức răng, mặt nhăn nhó thất thần, bỏ ăn, đau không nói chuyện nổi… là mẹ tôi đều ra vườn, hái ít lá trầu không rồi qua cô Tư mua một ít rượu trắng.

Bài thuốc này chỉ cần ba thành phần thôi, rất dễ tìm, đó là rượu, muối và lá trầu không.

Điều quan trọng là sau khi thực hiện, cơn đau nhức sẽ giảm dần và trong vòng vài tiếng thì sẽ giảm đau đáng kể (tuy nhiên, qua ngày hôm sau, chúng ta vẫn phải dùng thêm một lần nữa để phòng ngừa cơn đau tái phát).

Cách dùng lá trầu không

Để thực hiện bài thuốc này, bạn hái 7 – 9 lá trầu tươi, chuẩn bị thêm nửa chén rượu trắng (rượu gạo) và một muỗng muối (muỗng nhỏ).

Cách dùng lá trầu không giúp giảm nhức răng mà không cần uống thuốc

Giã nát lá trầu

Đầu tiên, bạn lấy lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ rồi để vào cối, giã cho nát nhuyễn. Tiếp theo, bạn lấy một tấm vải sạch để vắt lấy nước từ lá trầu không rồi để ra chén, bỏ vào 1 muỗng cafe muối và nửa chén rượu trắng. Sau đó, bạn trộn đều cho muối tan hết và ngậm một ít trong 5 phút rồi nhổ ra. Thật đơn giản phải không!

Cách dùng lá trầu không giúp giảm nhức răng mà không cần uống thuốc

Chén thuốc ấy, bạn để ngậm dần trong ngày, mỗi ngày ngậm 3 hoặc 4 lần thì răng sẽ mau chóng hết đau. Khi răng đã về trạng thái bình thường, bạn vẫn có thể dùng bài thuốc này và ngậm mỗi ngày 1 để chắc răng, trắng răng, bớt hôi miệng và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng.

Một số lưu ý:

  • Không được nuốt thuốc.
  • Nên hái lá trầu già để mang lại hiệu quả cao.
  • Trong thuốc có thành phần trầu và rượu trắng nên khi ngậm, bạn sẽ thấy hơi say say. Để khắc phục vấn đề này thì sau khi nhổ bỏ phần thuốc trong miệng ra, bạn súc miệng lại, sau đó đợi khoảng 15 phút thì uống một ly nước chanh nóng là được.

Thông tin thêm

  • Sở dĩ lá trầu không có thể điều trị nhức răng là vì nó có chứa chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Đặc biệt, hoạt chất Flavonoid có trong loại lá này còn giúp cầm máu, sát khuẩn và vì thế, nó cũng giúp giảm tình trạng nhiệt miệng, chảy máu chân răng (1).
  • Với rượu trắng, theo kinh nghiệm dân gian thì rượu có tác dụng sát khuẩn, làm sạch các vết viêm nhiễm do vi khuẩn (các lỗ sâu răng, các chỗ viêm nướu…).
  • Với muối thì tác dụng nổi trội của nó cũng là sát khuẩn. Các bác sĩ Tây y cũng khuyên mọi người nên ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày vì nó mang lại rất nhiều tác dụng như: ngăn ngừa hôi miệng, làm sạch và cải thiện các vết loét trong miệng, ngăn ngừa một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng.
  • Cách súc miệng bằng nước muối đúng cách là: pha 1 muỗng nhỏ muối với 250 ml nước ấm, hớp một ngụm vừa đủ để dễ sục miệng, sục 30 giây thì nhả ra, ngậm tiếp một ngụm nữa, sau đó sục trong 1 phút nữa để nước muối ngấm kỹ và súc miệng lại bằng nước lã (2).

Ngày nay, những vấn đề răng miệng không còn là khó khăn vì đã có rất nhiều phòng khám răng hàm mặt. Tuy nhiên, có những hợp cần hạn chế nhổ răng, ngoài ra, nhiều người còn ám ảnh bởi “nỗi sợ nha khoa”, vì vậy, các biện pháp dân gian giúp giảm đau vẫn có giá trị riêng của nó.

Cuối cùng, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày luôn là cần thiết để giữ được một hàm răng đẹp, một khoang miệng sạch, không có mùi hôi và một nụ cười tự nhiên nhất!

Kim Lụa

Nguồn tham khảo
  1. Lá trầu không có tác dụng gì?, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/la-trau-khong-co-tac-dung-gi/, ngày truy cập: 20/ 08/ 2021.
  2. Súc miệng bằng nước muối đúng cách, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/suc-mieng-bang-nuoc-muoi-dung-cach/, ngày truy cập: 20/ 08/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button