Cách dùng lá đinh lăng điều trị mụn mặt và mụn lưng hiệu quả

Rate this post
Cách dùng lá đinh lăng điều trị mụn mặt và mụn lưng hiệu quả

Trong kho tàng kinh nghiệm dùng thuốc Nam thì lá đinh lăng thường được biết đến với tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ khỏe.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực làm đẹp, lá đinh lăng còn được biết đến với tác dụng điều trị mụn toàn thân, bạn đã nghe qua chưa?

Nếu chưa thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Vì sao lá đinh lăng có thể điều trị mụn?

Kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong lá đinh lăng cho thấy:

  • Loại lá này chứa tanin giúp làm se, thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Chứa nhiều loại saponin và axit amin giúp giảm viêm, sưng tấy.
  • Chứa vitamin C và nhiều loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6… giúp chống oxy hóa và dưỡng da sáng khỏe, bớt sẹo thâm.
  • Chứa methionin và cystein giúp giảm sưng viêm (1).

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Ancient science of life còn cho thấy chiết xuất từ lá đinh lăng có tác dụng chống viêm, giảm đau đáng kể (2).

Cách dùng lá đinh lăng điều trị mụn mặt và mụn lưng hiệu quả

Cành đinh lăng

Vì vậy, với những người đang bị mụn viêm ở da mặt khiến cho “bành trướng” lỗ chân lông hay bị mụn nhọt trên lưng, trên cơ thể thì có thể dùng lá đinh lăng để điều trị.

Cách dùng lá đinh lăng điều trị mụn nhọt viêm, sưng tấy

Nguyên liệu: 40 – 80 g lá đinh lăng tươi (nếu không dùng lá thì dùng 4 – 6 g rễ cây đinh lăng tươi, tuy nhiên, bạn nên dùng lá để mang lại hiệu quả cao hơn).

Cách thực hiện: Lấy lá đinh lăng tươi, rửa cho sạch bụi bẩn rồi cắt đoạn vừa phải từ 2 đến 3 cm, sau đó đem đi sao cho vàng thơm và bỏ vào ấm, nấu với 2 lít nước. Khi thấy nước thuốc sôi từ 5 đến 7 phút, bạn đem xuống và chia thành nhiều lần uống trong ngày (khi khát thì uống).

Cách dùng lá đinh lăng điều trị mụn mặt và mụn lưng hiệu quả

Lá và rễ đinh lăng và Cách dùng lá đinh lăng điều trị mụn

Một vài lưu ý:

  • Với bài thuốc này, bạn thực hiện theo quy trình 1 ngày uống, 1 ngày nghỉ, kiên trì dùng cho đến khi thấy được hiệu quả.
  • Nên dùng lá hoặc rễ ở những cây đinh lăng được trồng từ 3 đến 5 năm trở lên, tránh dùng những cây có tuổi đời dưới 3 năm hoặc trên 10 năm vì dược tính chưa đủ hoặc đã bị thoái hóa.
  • Vì rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin nên nếu dùng nhiều sẽ gây nôn mửa, vỡ hồng cầu, tiêu chảy… Ngoài ra, hợp chất Alcaloid có trong đinh lăng cũng sẽ làm người dùng bị chóng mặt nếu dùng nhiều. Vì vậy, khi dùng rễ thì bạn chỉ dùng dưới 6 g rễ tươi mỗi ngày thôi nhé!
  • Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh về gan mật không được dùng (1).

Cách điều trị mụn trên mặt bằng mặt nạ lá đinh lăng

Ngoài cách nấu lấy nước uống thì dân gian còn dùng lá đinh lăng để làm mặt nạ điều trị mụn, dưỡng da.

Cách thực hiện như sau: lấy một nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch rồi giã nát và cho vào một ít muối, trộn đều. Sau đó, bạn rửa mặt sạch, lau khô rồi đắp hỗn hợp lá đinh lăng lên, sau 15 phút thì rửa mặt lại với nước.

Mỗi tuần, bạn có thể đắp 2 – 3 lần mặt nạ này, như thế thì các mụn viêm, mụn sưng trên da sẽ giảm đi rõ rệt.

Để mang lại hiệu quả cao hơn, bạn nên kết hợp giữa phương pháp từ bên trong (uống nước nấu từ lá đinh lăng) và phương pháp từ bên ngoài (đắp mặt nạ).

Thông tin thêm

  • Nên dùng loại đinh lăng lá nhỏ vì theo kinh nghiệm dân gian thì loại lá nhỏ làm thuốc sẽ tốt hơn loại lá to.
  • Nếu không đắp mặt nạ lá đinh lăng thì bạn có thể đắp mặt nạ lá ổi non hoặc mặt nạ lá ngải cứu non – hai loại mặt nạ này đều giúp giảm mụn hiệu quả, ngoài ra còn giúp se khít lỗ chân lông, làm sạch và sáng da.

Kim Lụa

Nguồn tham khảo
  1. Cây đinh lăng, https://ihsvn.com/duoc-lieu/cay-dinh-lang-6393, ngày truy cập: 09/ 11/ 2021.
  2. On the antipyretic, anti-inflammatory, analgesic and molluscicidaln properties of polyscias fruticosa (L) Harms, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3331125/, ngày truy cập: 09/ 11/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button