Vỏ cây bùi tròn điều trị viêm tụy cấp tính, viêm amidan và đau thấp khớp
Bạn có biết cây bùi tròn không, loại cây mà dân gian còn gọi là “nhựa ruồi lá tròn” ấy! Nó có tên khoa học là Ilex rotunda và có vỏ dùng làm thuốc.
Loài cây này cao, lá to, hoa xếp thành tán và quả có hình tròn, khi chín chuyển sang màu đỏ nên dân gian gọi là “bùi quả tròn” (để phân biệt với bùi da, bùi xanh, bùi quả to, …).
Vậy, vỏ cây này có thể điều trị những bệnh gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!
Vỏ cây bùi tròn – vị thuốc quý trong y học cổ truyền
Cây bùi tròn phân bố rộng rãi từ các tỉnh Tây Nguyên ra Bắc và dân gian đa phần dùng vỏ cây làm thuốc. Cách thu lấy vỏ cũng tương tự như nhiều loại thảo dược khác: bóc vỏ, cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi thái miếng, phơi khô để dùng dần (hoặc dùng vỏ tươi) (1).
Theo y học cổ truyền, vỏ cây bùi tròn có nhiều công dụng như:
Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 10 – 15 g vỏ cây mỗi ngày.
Dùng ngoài: Bên cạnh công dụng làm thuốc uống, vỏ cây bùi tròn còn được dùng ngoài da khi bị viêm mủ, đinh nhọt, bỏng do lửa, vết thương chảy máu và viêm da thần kinh. Cách dùng: lấy vỏ cây xay nát thành bột rồi trộn với dầu đắp ngoài da (nếu không dùng bột vỏ cây thì dùng lá tươi và rễ tươi, giã nát rồi đắp lên cũng được (1).
Kết quả nghiên cứu vỏ cây bùi tròn
- Hoạt tính hạ mỡ máu: Theo tạp chí Biomedicine & Pharmacotherapy, chiết xuất từ vỏ khô của cây bùi tròn có tác dụng hạ mỡ máu đối với trường hợp chuột bị tăng mỡ máu cho chế độ ăn nhiều chất béo (2).
- Hoạt tính chống oxy hóa và chống viêm: Theo tạp chí Planta Medica, kết quả nghiên cứu cho thấy vỏ thân cây bùi tròn có các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, điều này cung cấp thêm minh chứng cho việc dân gian dùng nó làm thuốc điều trị loét ruột, viêm amidan và cảm lạnh thông thường (3).
- Hoạt tính kháng khuẩn: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong cây bùi tròn có các chất kháng khuẩn đáng kể, giúp chống lại các chủng kháng kháng sinh như Escherichia coli, Streptococcus, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis, Proteus vulgaris, Staphylococcus aureus, Acinetobacter baumannii (4).
Phân biệt
Cây bùi tròn được nói đến trong bài viết này có quả tròn, lúc chín có màu đỏ nhưng khá nhỏ, chỉ khoảng 0,6 – 0,8 cm và có 5 – 7 phân hạch; khác với các loại sau:
- Bùi quả to (Ilex macrocarpa), quả to hơn, đường kính quả từ 1,2 – 1,4 cm và có màu đen khi chín, chia thành 7 – 9 phân hạch. Cây này được người Trung Quốc thu lấy rễ để làm thuốc điều trị mắt có màng mộng.
- Bùi da (Ilex ficoidea), quả nhỏ với đường kính từ 0,5 – 0,7 cm, có màu hồng và có 4 phân hạch. Rễ cây này được người Trung Quốc (ở Vân Nam) dùng làm thuốc thanh nhiệt, điều trị viêm gan.
- Bùi gò dăm (Ilex godajam, hay còn gọi là bùi tía): quả nhỏ hơn các loại kể trên, đường kính chỉ khoảng 0,4 cm và chứa từ 5 – 7 phân hạch. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, cầm tiêu chảy.
- Bùi xanh (Ilex viridis, tức cây nhựa ruồi lá nhỏ): kích thước quả cũng chỉ khoảng 0,7 cm và có màu đen, có 4 phân hạch. Rễ cây này được dùng làm thuốc điều trị sưng họng, sốt cao và sưng amidan (bằng cách nấu lấy nước uống từ 40 – 80 g rễ tươi hoặc 20 – 40 g rễ khô). Ngoài ra, lá cây này cũng được dùng điều trị mụn nhọt sưng tấy bằng cách dùng tươi, giã nát rồi đắp lên.
- Bùi Wallich (Ilex wallichii): quả thuộc dạng quả hạch, từ 0,7 – 0,8 cm và chứa từ 12 – 14 hạt bên trong. Vỏ cây này có tác dụng lọc máu và hạ nhiệt.
- Bùi ba hoa (Ilex triflora): quả dài 0,7 – 0,8 cm và có 4 phân hạch. Lá và rễ của cây này được người Vân Nam (Trung Quốc) dùng làm thuốc điều trị viêm miệng, cao huyết áp… (1).