Ngộ độc khoai mì (say sắn) và 3 cách giải độc dễ nhất

Rate this post
Ngộ độc khoai mì (say sắn) và 3 cách giải độc dễ nhất

Nói “ngộ độc sắn” thì ở miền Nam ít ai biết nhưng nói ngộ độc khoai mì thì hầu như ai cũng biết. Các nhà ở quê, hễ có chỗ đất trống không biết trồng gì là sẽ trồng khoai mì để vài tháng có củ luộc ăn chơi.

Vì vậy, tình trạng ngộ độc khoai mì mà người ta hay bảo là bị “say” cũng không quá xa lạ. Tuy nhiên, thông thường thì các triệu chứng ngộ độc chỉ ở dạng nhẹ như hơi chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi… nên nhiều người ít quan tâm, cho rằng nó sẽ tự hết. Tuy nhiên, như bạn biết đấy, củ khoai mì sống có chứa chất độc và để càng lâu thì chất độc càng tăng. Chỉ khi nấu chín hoàn toàn, lượng chất độc này mới bị triệt tiêu bớt và ta mới có thể ăn.

Tuy nhiên, nếu ăn nhiều khoai mì nướng hoặc hấp không chín hoàn toàn, bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng nặng như: nôn mửa, co giật, suy hô hấp, khó thở, giãn đồng tử, tay chân, môi và mặt tím tái… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngộ độc khoai mì (say sắn) và 3 cách giải độc dễ nhất

Trẻ em là đối tượng dễ bị ngộ độc

Hơn nữa, khi còn sống, củ khoai mì rất giòn, ngọt và ngon, vì vậy, nhiều người nghĩ rằng có thể ăn sống được (nhất là trẻ nhỏ). Tuy nhiên, đây lại là hành động “tự giết mình”.

Vậy, nên làm thế nào khi bản thân và những người trong gia đình bị ngộ độc loại khoai này?

Bước 1: Gây nôn để hạn chế độc ngấm vào cơ thể

Cách giải độc này đã được một chú hàng xóm (ở quê tôi) áp dụng thành công khi hai con nhỏ của chú có biểu hiện ngộ độc khoai mì.

Đó là trước khi cho uống thuốc giải độc, ta phải tiến hành gây nôn để chất độc không bị thấm nhiều vào cơ thể.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay trỏ đặt vào lưỡi và dần tiến sâu vào vị trí gần vòm họng, tiến hành ấn nhẹ ngón tay xuống vùng lưỡi để kích thích nôn (dân gian gọi là lấy tay móc cổ để nôn). Để dễ nôn hơn thì người bị ngộ độc nên cúi thấp người về phía trước.

Ngộ độc khoai mì (say sắn) và 3 cách giải độc dễ nhất

Móc họng để dễ nôn

Bước 2: Dùng nước chanh pha đường để giải độc khoai mì

Quả chanh thì hầu như nhà nào cũng có. Vì vậy, mọi người có thể dễ dàng thực hiện bước này.

Cách thực hiện: lấy một nửa quả chanh, vắt hết nước, sau đó cho thêm đường (hơi nhiều đường một chút cho ngọt) và đổ khoảng 200 ml nước ấm vào, cho người bệnh uống ngay.

Số lần dùng: mỗi ngày, uống nước chanh từ 2 đến 3 lần (uống lần thứ hai cách lần thứ nhất 30 phút và lần thứ ba cách lần thứ hai 1 tiếng).

Sau khi uống nước chanh lần đầu tiên, nếu thấy nạn nhân có hấu hiệu cải thiện thì thực hiện tiếp tục, nếu không thì đưa ngay đến bệnh viện, bạn nhé!

Ngộ độc khoai mì (say sắn) và 3 cách giải độc dễ nhất

Chanh có tác dụng giải độc

Các cách giải độc khác

Ngoài chanh thì dân gian quê tôi còn dùng đậu xanh cà (loại hạt vỡ làm hai) hoặc rau má để giải chất độc khoai mì.

1. Dùng đậu xanh cà để giải độc khoai mì

  • Cách thực hiện: Sau khi nôn hết chất độc ra ngoài, bạn lấy 50 gam hạt đậu xanh cà, rửa sạch bụi bẩn và nấu cùng 3 chén nước đầy, nấu sôi khoảng 5 đến 10 phút thì mang xuống, lược lấy nước và mang nước ấy cho người bệnh uống (có thể bỏ chút nước đá cho nước mau nguội lại).
  • Số lần dùng: Lần đầu, ta cho nạn nhân uống 1 chén, sau 1 giờ thì uống tiếp 1 chén nữa, sau 2 – 3 giờ nữa thì uống tiếp chén thứ ba.
  • Lưu ý: Nếu không có đậu xanh cà, bạn có thể thay thế bằng đậu xanh nguyên hạt nhưng cần dùng chày, giã cho hơi nát trước khi nấu. Với đậu xanh cà, bạn cũng có thể giã cho hơi nát trước khi nấu.
Ngộ độc khoai mì (say sắn) và 3 cách giải độc dễ nhất

Đậu xanh cà

2. Dùng rau má để giải độc khoai mì

Rau má cũng có tác dụng giải độc rất tốt, vì vậy, sau khi nôn xong, ta có thể cho nạn nhân uống rau má.

  • Cách thực hiện như sau: lấy 30 gam rau má tươi, ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại với nước, sau đó giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi hoà cùng 2 chén nước ấm (nếu dùng máy xay sinh tố thì cho thêm 2 chén nước khi xay, xay xong thì lược lấy nước).
  • Số lần dùng: nước này chia làm 4 lần uống (lần thứ nhất uống nửa chén, sau 30 phút uống tiếp nửa chén, sau 1 – 2 tiếng nữa thì uống thêm nửa chén nữa và sau 1 – 2 tiếng nữa thì uống nửa chén cuối cùng).

Một số điều cần lưu ý khi ngộ độc khoai mì

  • Người bệnh cần giữ trạng thái bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang vì như vậy rất dễ làm nhịp tim đập nhanh, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Trường hợp nạn nhân ngộ độc khoai mì nặng thì nên đưa đến trạm y tế gần nhất để điều trị kịp thời (trên đường đi có thể tiến hành các biện pháp sơ cứu như gây nôn, cho uống nước chanh đường để giải độc).

Ăn khoai mì thế nào cho an toàn?

  • Khi ăn khoai mì, nếu thấy khoai hơi đắng thì cần bỏ đi.
  • Khoai mì đào lên nên gọt sạch vỏ, ngâm rửa nhiều lần rồi chế biến ngay (không để lâu) và khi chế biến thì phải đảm bảo cho thật chín.
  • Nên mở nắp khi nấu cho chất độc bốc hơi và đổ bỏ nước luộc khoai.
  • Nên hái vài đọt rau lang, lá khoai lang cho vào nồi nước luộc khoai (giúp ngăn ngừa ngộ độc).
  • Không ăn quá nhiều khoai mì trong 1 ngày.

Kim Lụa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button