Dây chiều (tứ giác leo) điều trị gan lách sưng to, tê thấp và di tinh

Rate this post
Dây chiều (tứ giác leo) điều trị gan lách sưng to, tê thấp và di tinh

Nếu đã từng đi qua các khu rừng thứ sinh, có thể bạn sẽ thấy dây chiều – một trong những cây thuốc khá quen thuộc giúp điều trị chứng gan lách sưng to.

Không chỉ thế, cây thuốc này còn có nhiều công dụng quý khác, từ lọc máu, làm tan máu ứ cho đến tiêu thũng, lợi tiểu và điều trị tê thấp. Vì vậy, phụ nữ mang thai thì không được dùng thuốc này (thuốc có tác dụng tán huyết ứ nên dễ gây sảy thai) (1).

Dây chiều (tứ giác leo) là cây gì?

Dây chiều có tên khoa học là Tetracera scandens và là loại dây mọc trườn, cành mềm, thân dây màu nâu (ở các cành non có thể có lông nhám và lá cây cũng rất nhám, mép lá có dạng răng cưa).

Dây chiều (tứ giác leo) điều trị gan lách sưng to, tê thấp và di tinh

Hoa dây chiều

Hoa của cây dây chiều có màu trắng và có 5 cánh với 5 lá đài. Quả của cây có lông và chứa 1 hoặc 2 hạt bên trong (1).

Dây chiều (tứ giác leo) điều trị gan lách sưng to, tê thấp và di tinh

Quả dây chiều

Công dụng làm thuốc của cây chiều

Theo y học cổ truyền, dây chiều có vị chua chát, tính bình. Ở một số nơi trên thế giới, nó được biết đến là vị thuốc giúp lọc máu và nước nấu từ gỗ còn thúc đổ mồ hôi.

Không chỉ thế, dây hoặc rễ cây còn được dùng với các công dụng như:

Cách dùng: Mỗi ngày lấy từ 8 – 16 g rễ (hoặc 10 – 30 g dây), nấu lấy nước uống (nên kết hợp với các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả cao hơn).

Các bài thuốc kết hợp

Dây chiều còn được dùng trong nhiều bài thuốc kết hợp như:

1. Điều trị chứng tích huyết (ở phụ nữ), gan lách sưng cứng và u xơ

  • Chuẩn bị: 20 g u chạc chiều (tức phần gốc của cây – lấy những đoạn có u), 20 g ngải máu, 12 g hồi và 12 g xạ can.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày (1).
Dây chiều (tứ giác leo) điều trị gan lách sưng to, tê thấp và di tinh

Cây dây chiều

2. Điều trị di tinh ở nam giới, bạch đới ở nữ giới

  • Chuẩn bị: 20 g dây chiều, 20 g cẩu tích, 20 g rễ cây bươm bướm và 20 g bạc sau.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày (1).

Thông tin thêm

Ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, dân gian ta còn dùng rễ cây nấu lấy nước uống để điều trị kiết lỵ và đại tiện ra máu. Ở Trung Quốc, rễ và lá cây cũng được dùng với công dụng điều trị đại tiện ra máu (ngoài ra còn được dùng điều trị tiêu chảy, sa tử cung, phong thấp, đau khớp…).

Phân biệt:

Ngoài cây dây chiều thì ở nước ta còn có:

  • Cây dây chiều Ấn Độ (Tetracera indica): cây này được người Malaysia dùng lá và rễ để làm thuốc ngoài da điều trị ghẻ ngứa (giã nát, đắp lên).
  • Cây dây chiều châu Á (Tetracera asiatica): lá cây được nấu uống cùng lá ổi để điều trị tiêu chảy (mỗi vị 15 g).
  • Cây dây chiều không lông (Tetracera loureiri): cành non (có lá) của cây này được người Campuchia dùng làm thuốc điều trị các vết thương sưng lở (1).

Các nghiên cứu về cây dây chiều

  • Hoạt tính chống tiểu đường: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, chiết xuất nước thô và chiết xuất metanol từ lá cây dây chiều đều có tác dụng hạ đường huyết lúc đói ở chuột đực bị tiểu đường. Tuy nhiên, để được ứng dụng thực tế thì chúng ta cần thêm các công trình tiếp theo nghiên cứu ở cấp độ lâm sàng (2).
  • Hoạt tính bảo vệ gan: Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất etanolic từ bột lá dây chiều (bột lá khô) có tác dụng bảo vệ gan, giúp chống lại các tổn thương stress oxy hóa (do CCl 4 gây ra) (3).
  • Hoạt tính chống HIV-1: Theo nguồn tin từ Korean Society for Biochemistry and Molecular Biology thì chiết xuất ethanol từ cây dây chiếu có hoạt tính chống HIV, ức chế sự nhân lên của virus HIV – 1 (4).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 735.
  2. Anti-hyperglycemic activity of the leaves of Tetracera scandens Linn. Merr. (Dilleniaceae) in alloxan induced diabetic rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874110004137, ngày truy cập: 10/ 07/ 2021.
  3. Protective effect of Tetracera scandens L. leaf extract against CCl4-induced acute liver injury in rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2221169115300095, ngày truy cập: 10/ 07/ 2021.
  4. Identification of anti-HIV and anti-Reverse Transcriptase activity from Tetracera scandens, https://www.koreascience.or.kr/article/JAKO201211559435416.page, ngày truy cập: 10/ 07/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button