Dây càng cua có độc và cách phân biệt tránh nhầm với những cây khác
Nói về rau càng cua thì chắc hẳn không còn quá lạ lẫm với chúng ta bởi đó là một loại rau ăn ngon và mát bổ được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải cứ là cây càng cua là ăn được đâu nhé. Ngoài rau càng cua kể trên, tự nhiên nước ta còn có một loại dây càng cua khác, cây này tuyệt đối không được ăn vì nó có độc nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vậy đặc điểm của cây này thế nào, hãy cùng caythuoc.org tìm hiểu bạn nhé.
Dây càng cua là cây gì ?
Dây càng cua có tên khoa học là Cryptolepis buchanani Roem, thuộc họ thiên lý (1).
Không giống như rau càng cua, dây càng cua là một cây thân dây, có dây vươn cài bằng cách leo quấn vào các cây khác. Lá cây xanh bóng, mọc đối nhau hình thoi, cụm hoa màu vàng nhỏ, quả mọc thành hai phần đối xứng nhau như cái sừng bò. Cây có nhựa (mủ màu trắng), chỉ cần ngắt một lá là sẽ thấy mủ trắng chảy ra.
Nhiều người đi rừng nói dây càng cua nhìn rất giống với dây hà thủ ô trắng, chỉ khác lá hà thủ ô có lông và không nhẵn. Nhiều người cũng nói cây này nhìn khá giống với cây chè vằng, hay cây lá lồm. Vì vậy các bạn đi rừng lấy thuốc cần hết sức lưu ý, tránh lấy nhầm cây thuốc độc.
Dây càng cua mọc hoang hóa ở khắp các cánh rừng nước ta, cây này mọc khá nhiều ở dươi tán của các cây gỗ lớn, nhiều nhất ở vùng miền núi phía Tây Bắc nước ta.
Dây càng cua có đặc điểm gì đáng lưu ý
Như đã nói ở trên dây càng cua có độc nguy hiểm, do vậy khi đi rừng cây lưu ý. Theo tài liệu Từ điểm bách khoa dược học, đã có trường hợp nhầm lẫn rễ càng cua nhầm tưởng là rễ cây hà thủ ô trắng, khiến ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy cần hết sức lưu ý.
Ở nước ta và một số quốc giá khác, cây này cũng chỉ được sử dụng bên ngoài da, bộ phận dùng là mủ (nhựa) để điều trị mụn nhọt, viêm nhiễm.
Có nên dùng cây càng cua không ?
Nếu nói về những công dụng so với độc tính của cây này, có thể nói rằng không nên dùng dây càng cua bởi độc tính nguy hiểm của nó, đặc biệt cây có thể bị nhầm lẫn với những loại cây không độc khác.
Cách phân biệt tránh nhầm lẫn với hà thủ ô trắng
Để tránh nhầm lẫn hà thủ ô trắng với cây này, bạn cần lưu ý một số điểm sau
Dây càng cua:
- Lá nhẵn bóng, không có lông mịn trên lá, lá nhỏ hình bầu dục
- Quả càng cua cũng mọc đối, điểm này rất dễ bị nhầm lẫn với hà thủ ô trắng bởi quả hà thủ ô trắng cũng mọc đối như vậy. Chỉ khác quả hà thủ ô trắng dài hơn, quả càng cua nhẵn bóng, quả thường chỉ dài 7-8cm.
- Dây càng cua khí già khá cứng
Hà thủ ô trắng
- Lá sần, có lông mịn, mép là hơi cong uống lượn chứ không phẳng. Lá hà thủ ô trắng mềm hơn và lớn hơn lá càng cua.
- Quả hà thủ ô trắng mọc đối, có nhiều lông mịn, quả có thể dài tới 12-15cm.
- Dây hà thủ ô trắng mềm hơn.
Các nghiên cứu đáng chú ý
Hoạt động kháng nấm da liễu trên người
Nghiên cứu tại Ấn Độ được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán giếng Agar đã xác định hoạt động ức chế các loại nấm da liễu ở người rất đáng kể của chiết xuất methanol của dây càng cua Cryptolepis buchanani Roem (2).
Hoạt đống chống viêm, giảm đau
Càng cua là loại cây được sử dụng làm dược liệu ở Thái Lan để điều trị các chứng bệnh về căng viêm cơ khớp, một nghiên cứu tại nước này đã được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động giảm đau của chiết xuất methanol của cây Cryptolepis buchanani Roem. Nghiên cứu được thực nghiệm trên động vật đã đưa ra kết luận, chiết xuất methanol từ dây càng cua cho thấy tác dụng giảm đau, chống viêm và bảo vệ chondroprotective trong nghiên cứu sơ bộ này. Do đó, dược liệu này có thể hữu ích như một phương pháp điều trị thay thế cho bệnh viêm xương khớp (3).
Tóm lại: Dây càng cua là một vị thuốc hay, thường dùng điều trị các bệnh ngoài da như nấm, ngứa ngoài da và các bệnh về cơ xương khớp, giảm đau. Tuy nhiên cần lưu ý, chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không dùng dưới dạng uống vì có độc. Đặc biệt trong thu hái sử dụng tránh nhầm lẫn cây hà thủ ô trắng với cây này để tránh bị ngộ độc./.
Nguồn tham khảo