Chút chít nhăn (dương đề) có độc không và có tác dụng gì?

Rate this post
Chút chít nhăn (dương đề) có độc không và có tác dụng gì?

Cây chút chít nhăn (Rumex crispus) có an toàn không?

Thật ra, y học cổ truyền từ lâu đã ghi nhận cây chút chít nhăn như một vị thuốc, tuy nhiên, theo tạp chí Veterinary and Human Toxicology thì cây này không an toàn như chúng ta vẫn nghĩ.

Cụ thể là: đã có một vụ ngộ độc xảy ra do ăn phải cây chút chít nhăn. Nạn nhân là một người đàn ông 53 tuổi, sau khi ăn cây này đã bị suy gan cấp, hoại tử gan  và các triệu chứng khác về tiêu hóa. Sau đó, dù đã được cấp cứu bằng nhiều biện pháp nhưng người đàn ông này vẫn tử vong sau 72 giờ (1).

Nhìn chung, tính đến hiện tại thì đây là báo cáo đầu tiên về rủi ro khi dùng cây thuốc này.

Ở nước ta, các tư liệu đa phần chỉ nhắc đến lợi ích của cây chút chít nhăn. Hiển nhiên, nếu dùng ở liều vừa phải theo hướng dẫn của thầy thuốc thì ta vẫn có thể tận dụng những cây thuốc có độc (thường là dùng ngoài da).

Vì vậy, trước khi có thêm thông tin về độ an toàn của cây thuốc này, thiết nghĩ, bạn không nên tự dùng nó, bạn nhé!

Chút chít nhăn (dương đề) có độc không và có tác dụng gì?

Chút chít nhăn

Tiềm năng của cây chút chít nhăn

Trong ngành mỹ phẩm: Mặc dù là cây thuốc không an toàn nhưng chút chít nhăn lại có tiềm năng làm thuốc ngoài da. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí South African Journal of Botany thì chiết xuất cồn từ cây chút chít nhăn có tác dụng ức chế cao đối với enzyme MMP (Matrix metalloproteinases – gây lão hóa tế bào). Đồng thời, chiết xuất từ rễ, lá và quả của cây còn có tác dụng chống tia cực tím cao và nhiều chiết xuất khác đều có tác dụng chống oxy hóa. Vì vậy, cây chút chít nhăn được xem là có tiềm năng làm thành phần các loại mỹ phẩm giúp chống nắng, chống oxy hóa và chống nếp nhăn (2).

Trong y học:

  • Theo tạp chí Journal of Agricultural and Foof Chemistry, chiết xuất nước từ lá và hạt cây chút chít nhăn có tác dụng chống oxy hóa cao.
  • Chiết xuất ete từ lá và hạt của cây cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis (theo tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry) (3).
  • Theo tạp chí Korean Journal of Pharmacognosy, rễ của cây chút chít Nhật còn chứa các hoạt chất giúp giảm đau (4).
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất axeton từ rễ cây chút chít Nhật có tác dụng kháng khuẩn và chống nấm với hiệu quả cao.
  • Mặt khác, người dân ở nhiều nơi trên thế giới cũng dùng cây chút chít Nhật để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (theo tạp chí Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine) (5).

Các kết quả nghiên cứu vừa kể trên cho thấy cây chút chít nhăn vẫn có tiềm năng nhất định trong ngành mỹ phẩm và dược phẩm. Hiển nhiên, việc sử dụng cây này cần có sự cho phép và theo dõi sát sao của bác sĩ.

Chút chít nhăn (dương đề) có độc không và có tác dụng gì?

Chút chít nhăn

Y học cổ truyền nói gì về cây chút chít nhăn?

Theo quyển Từ điển cây thuốc Việt Nam (của nhà nghiên cứu Võ Văn Chi) thì rễ cây chút chít nhăn được gọi là Thổ đại hoàng, gây kích thích da (cũng như kích thích các màng nhầy).

Tuy nhiên, nó lại được dùng trong điều trị một số bệnh ngoài da như:

Cách dùng: lấy dịch rễ tươi, thoa lên vùng da bị bệnh.

Thông tin thêm: Y học cổ truyền cũng có ghi nhiều công dụng khác của cây chút chít nhăn (bằng cách sắc uống). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cây thuốc này chưa đảm bảo tính an toàn, vì vậy, chúng tôi cũng xin mạn phép không trích vào đây.

Hy vọng trong tương lai, những thông tin về dược tính và độc tính của cây này sẽ được công bố nhiều hơn.

Nguồn tham khảo
  1. Determination of Antioxidant and Antimicrobial Activities of Rumex crispus L. Extracts, https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jf0103572, ngày truy cập: 14/ 02/ 2022.
  2. Anti-Inflammatory, Analgesic and Hepatoprotective Effect of Semen of Rumex crispus, https://www.koreascience.or.kr/article/JAKO200706414130692.page, ngày truy cập: 14/ 02/ 2022.
  3. Evaluation of the Bioactivities of Rumex crispus L. Leaves and Root Extracts Using Toxicity, Antimicrobial, and Antiparasitic Assays, https://www.hindawi.com/journals/ecam/2019/6825297/, ngày truy cập: 14/ 02/ 2022.
  4. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, trang 477.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button