Chiêu liêu nghệ điều trị ung thư ruột, viêm phổi có mủ

Rate this post
Chiêu liêu nghệ điều trị ung thư ruột, viêm phổi có mủ

Trong Đông y, có không ít cây thuốc có độc (nhiều hoặc ít) nhưng vẫn được dùng để điều trị bệnh. Thông thường, chúng sẽ được dùng ngoài da hoặc dùng uống trong với liều lượng thấp và được theo dõi sát sao bởi thầy thuốc có kinh nghiệm.

Trong số đó, có thể kể đến cây chiêu liêu nghệ. Vỏ của cây này có độc nhưng lại điều trị được nhiều loại bệnh nguy hiểm. Vậy, cách dùng như thế nào và nó có thể điều trị các bệnh gì?

Vài nét về cây chiêu liêu nghệ

Cây chiêu liêu nghệ còn được gọi là chiêu liêu gân đen hoặc chiêu liêu đen, có nơi còn gọi là cây bầu nâu… Cây có tên khoa học là Terminalia triptera (đồng nghĩa: Terminalia nigrovenulosa), thuộc họ Bàng (1).

Chiêu liêu nghệ điều trị ung thư ruột, viêm phổi có mủ

Quả cây chiêu liêu nghệ

Đặc điểm nhận dạng:

  • Cây thân gỗ, cao to, phân nhánh to nên tạo thành nhiều thân.
  • Vỏ cây có màu xám nhạt và có nhiều khoang trắng, đen.
  • Lá mọc đối nhau, bóng, dai, mặt trên có các chấm trắng.
  • Hoa nhỏ, màu trắng vàng, không có cánh hoa, mọc thành cụm hình chùy, có phủ lông màu nâu như gỉ sắt.
  • Quả hạch, hình trứng, có ba cánh, màu xanh và chứa một hạt bên trong.

Ở nước ta, cây chiêu liêu nghệ được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang… (2).

Công dụng làm thuốc của cây chiêu liêu nghệ

Vỏ cây là bộ phận được dùng làm thuốc.

Cách thu lấy: ta bóc vỏ cây thành từng miếng dài tầm 30 cm, rộng tầm 5 cm, đem phơi khô.

Chiêu liêu nghệ điều trị ung thư ruột, viêm phổi có mủ

Thân cây chiêu liêu nghệ

Được biết, trong lớp vỏ này có chứa nhiều hoạt chất, trong đó, đáng chú ý là tanin, oxalat calcium, axit cachoutanic…

Theo các ghi chép thì vỏ cây chiêu liêu nghệ có vị đắng và có tính hàn (lạnh), có độc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thầy thuốc vẫn có thể dùng để điều trị bệnh với liều vừa phải. Các công dụng của nó là:

Cách dùng: chế thành cao lỏng rồi dùng với liều từ 20 – 40 g mỗi ngày theo chỉ định của thầy thuốc. Lưu ý: Thuốc này ở dạng cao lỏng và dễ lên men, hư hỏng; vì vậy, khi cần dùng thì thầy thuốc mới bào chế.

Cấm kị: Phụ nữ mang thai không được dùng vì sẽ gây sảy thai. Ngoài ra, người đang bị bệnh, sức khỏe yếu cũng không được dùng (vì thuốc có độc tính). Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng bất kỳ vị thuốc nào.

Bài thuốc kết hợp: Ở An Giang, người ta còn truyền nhau bài thuốc kết hợp giúp điều trị đau bụng tiêu chảy, sình bụng khó tiêu. Bài thuốc như sau: lấy 10 g vỏ cây chiêu liêu nghệ, 12 g hậu phác (sao gừng), 10 g vỏ quýt chín phơi khô (sao lên), 10 đọt lá ổi và 12 g dứa gai, tất cả cùng cho vào nồi, nấu cùng nửa lít nước cho đến khi nước rút còn 1/3 thì chắt ra, để bớt nóng rồi uống. Mỗi ngày uống 1 thang như thế cho đến khi khỏi (2).

Thông tin thêm

Ngoài cây chiêu liêu nghệ thì một số cây chiêu liêu khác cũng được dùng làm thuốc, chẳng hạn như:

  • Cây chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai): Vỏ của cây này được người dân Campuchia sắc uống để điều trị kiết lỵ.
  • Cây chiêu liêu khế (Terminalia alata): Vỏ cây này được người Ấn Độ sắc uống điều trị tiêu chảy và dùng ngoài da để điều trị mụn nhọt (2).
Nguồn tham khảo
  1. Chiêu liêu nghệ, https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%C3%AAu_li%C3%AAu_ngh%E1%BB%87, ngày truy cập: 31/ 02/ 2022.
  2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, trang 434.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button