Nguyên tắc khẩu phần ăn và chế độ tập luyện

5/5 - (5 bình chọn)

Nguyên tắc khẩu phần ăn và chế độ tập luyện chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Bệnh Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay cũng là vấn đề rất đáng quan trọng do xảy ra khi lượng đường huyết tăng trong thời gian dài. Xuất hiện tình trạng này là do cơ thể thiếu insulin khiến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn dẫn đến bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Nguyên tắc khẩu phần ăn và chế độ tập luyện
Chăm sóc người bệnh tiểu đường theo hướng dẩn của bác sỉ

Căn bệnh này là nguyên nhân dẫn tới các bệnh liên quan đến các bệnh khác…. Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, cần có chế độ chăm sóc bệnh nhân một cách hợp lý. Việc này nhằm kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định.

Qua bài viết này, Chăm sóc sức khỏe Tâm và Đức sẽ gợi ý giúp bạn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với kế hoạch ăn uống đơn giản nhé.

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn và chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

  • Đảm bảo đủ năng lượng và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu để giữ cân nặng bình thường.

+ Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng  bổ sung cho cơ thế giống như người bình thường.

+ Đối với Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày; nếu cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày. Đó là thể trạng và nhu cầu cần thiết cho mỗi người cần bổ sung năng lượng cho cơ thể

+ Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng cũng đều dẫn đến các bệnh không tốt cho sức khỏe

Nguyên tắc khẩu phần ăn và chế độ tập luyện
Chăm sóc vết thương chân ở người bệnh tiểu đường
  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường khi cung cấp dinh dưỡng cũng phải cần đảm bảo theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.
  • Cần cung cấp Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ không làm hấp thu quá nhiều lượng đường vào máu giúp cho lượng đường trong cơ thể được ổn định, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, cũng không làm cho lượng đường trong máu quá thấp so với bình thường
  • Các bệnh nhân Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.

Chế độ dinh dưỡng có hàm lượng dinh dưỡng cao dành cho bệnh nhân tiểu đường

– Đối với Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có trong khẩu phần ăn để có thể  giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.

Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày) cần tính cả các thực phẩm có chứa lượng muối cao.

– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để không làm tăng lượng đường đột ngột quá cao hay xảy ra tình trạng hạ đường huyết bất ổn, nhất là với bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, vì vậy nên cho bệnh nhân ăn thêm phần phụ vào buổi tối với lượng thức ăn vừa phải và dễ tiêu hóa.

– Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.

–  Khi chăm sóc và Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

– Người bệnh nên bỏ các chất kích thích có hại đối với cơ thể bệnh nhân

Luyện tập thể dục thường xuyên cũng giúp ích cho cơ thể cơ chế lại các cơ quanlàm tăng insilin nội sinh. Bên cạnh đó cũng không nên luyện tập quá sức để tránh hạ đường huyết đột ngột.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường gồm những gì?

Nguyên tắc khẩu phần ăn và chế độ tập luyện
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường gồm những gi?
  • Bệnh tiểu đường là một trong nhiều căn bệnh phổ biến hiện nay. theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1 tỷ người bị các chứng bệnh về đường huyết. Do đó chế độ ăn phải phù hợp và được kiểm soát nghiêm ngặt và theo chỉ dẫn của bác sĩ và, đặc biệt là đường và carbohydrate trong thức ăn.
  • Bệnh tiểu đường nên ăn gì, tuy vậy nhưng không có nghĩa bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường quá xơ xài hay không đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết

– Chia nhỏ bữa ăn của người bị bệnh tiểu đường:  bên cạnh đó cũng không nên cho bệnh nhân ăn quá no dễ gây khó thở và khó chịu cho người bệnh, sẽ gây khó thở và bị bệnh tim mạch. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường ưa thích chế độ ăn bao gồm 5-7 bữa nhỏ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh

– Chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường nên Hạn chế ăn mặn: Chế độ ăn nhiều muối có thể làm suy yếu sức khỏe tim và tăng huyết áp. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn những thực đống hộp có sẵn vì nó không hề tốt cho sức khỏe, do đó tốt hơn là hãy ăn thực phẩm tươi và nấu tại nhà. Các thực phẩm giàu kali, như rau lá xanh sẫm, củ cải đường, khoai lang, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ và chuối sẽ giúp bù đắp ảnh hưởng của natri đối với sức khỏe để có thể ổn định lượng đường trong cơ thể.

LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Phone : 0934.13.25.23 (Mr Thăng)

Địa chỉ : 152/54/11 Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, TP.HCM

Mail : tamvaduc.mt@gmail.com

Công ty TNHH DV Tâm Và Đức là đơn vị hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại Tp. Hồ Chí Minh, với đội ngũ nhân viên trải qua quá trình huấn luyện bài bản, nắm chuyên môn, vững kiến thức, kỹ nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe người già, người bệnh ở gia đình bạn một cách tận tâm, chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà, chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường xin liên hệ đến Tâm Và Đức để được hướng dẫn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button