Cây dừa cạn, dược liệu quý cho tim mạch

Rate this post
Cây dừa cạn, dược liệu quý cho tim mạch

Nhiều năm qua, huyện Phú Tân tỉnh An Giang luôn đẩy mạnh trồng cây dừa cạn trên quy mô lớn để làm dược liệu, thậm chí khuyến khích người dân trồng luôn hai bên đường để vừa tận dụng diện tích, vừa làm cảnh quan.

Được biết, đây là cây dược liệu quý, có thể điều trị được nhiều bệnh như cao huyết áp, u bướu, tiểu tiện không thông, tiểu đường, bệnh máu trắng và sốt rét… (1).

Không chỉ thế, trên thế giới, cây dừa cạn còn được biết đến với các bài thuốc làm đẹp ngoài da và công dụng điều trị các bệnh về tim mạch.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những công dụng này nhé!

Dừa cạn, loài hoa biểu tượng của tình yêu thuần khiết

Cây dừa cạn (Catharanthus roseus) là loài cây cảnh phổ biến, được nhiều người ưa chuộng vì màu sắc tươi sáng cùng đặc tính hoa nở suốt năm.

Cây dừa cạn, dược liệu quý cho tim mạch

Dừa cạn hoa tím

Trong tiếng Hy Lạp, “catharanthus” có nghĩa là bông hoa tinh khiết còn “roseus” là để chỉ màu sắc hồng đỏ (tia tía) của hoa.

Vì thế, khi được dùng làm quà tặng, hoa dừa cạn sẽ có ý nghĩa cho tình yêu trong sáng và thuần khiết.

Vì sao cây dừa cạn có thể điều trị bệnh về tim mạch?

Đối với những người có vấn đề về tim mạch, cây dừa cạn là dược liệu hỗ trợ quan trọng vì nó có thể điều trị và ngăn ngừa nhiều bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột qụy…

Cây dừa cạn, dược liệu quý cho tim mạch

Cây dừa cạn

Bạn biết đấy, cholesterol là một trong những thành phần quan trọng của lipid máu và có 2 loại chủ yếu là cholesterol xấu và cholesterol tốt.

Gọi là cholesterol xấu vì nếu nồng độ của nó trong máu cao, nó sẽ làm lắng đọng chất béo và chất khác ở thành động mạch (lâu dần sẽ gây xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não…(2).

Theo các kết quả nghiên cứu thì trong cây dừa cạn có chứa nhiều hoạt chất alkaloid có khả năng làm giảm lipid máu (nhất là giảm lượng cholesterol xấu). Vì thế, cây dừa cạn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Đồng thời, alkaloid có trong cây dừa cạn cũng có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, nó cũng giúp bảo vệ tim khỏi nguy cơ suy tim, đột quỵ (khi huyết áp vượt quá mức, tim phải hoạt động nhiều hơn và lâu dần sẽ gây suy tim) (3).

Cách dùng cây dừa cạn điều trị bệnh tim mạch

Bạn lấy 6 g hoa dừa cạn (nên chọn loại hoa trắng vì dược tính trong hoa trắng sẽ nhiều hơn, nếu không có hoa trắng thì hoa màu hồng hay đỏ vẫn được) và 10 g hoa cúc (hoặc hoa hòe). Cho 2 loại hoa vào bình trà, đổ nước sôi vào, hãm trong 20 phút rồi uống khi còn ấm (mỗi ngày dùng 1 lần) (4).

Những ai không nên dùng cây dừa cạn?

  • Nếu bạn đang gặp vấn đề về gan, thận, phổi và bệnh táo bón thì nên tránh sử dụng dừa cạn.
  • Cây thuốc này có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai nên phụ nữ mang thai không được dùng (kể cả phụ nữ đang cho con bú cũng cần tránh sử dụng).
  • Người trước và sau khi phẫu thuật không nên dùng dừa cạn vì nó có thể làm giảm huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khi sử dụng cây dừa cạn, người sử dụng có thể gặp các triệu chứng nhẹ như huyết áp thấp, táo bón, đau đầu, chán ăn. Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng trên thì nên ngưng sử dụng nhé (và gặp bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài).

Ngoài nguyên nhân bẩm sinh thì nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn hoặc tăng lipid máu chính là do lối sống không lành mạnh (như ăn quá nhiều chất béo, ngọt, ăn nhiều nội tạng động vật và lười vận động…). Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc thì chúng ta cũng cần thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học, bạn nhé! (3).

Công thức điều trị mụn và ngăn ngừa sẹo từ lá dừa cạn

Y học cổ truyền thế giới còn có bài thuốc điều trị mụn và ngừa sẹo như sau:

Lấy lá dừa cạn (lá tươi), lá neem Ấn Độ (lá tươi), liều lượng bằng nhau và vài lát củ nghệ tươi, tất cả giã nát, thêm chút nước để làm thành hỗn hợp mặt nạ thoa lên da mụn. Sau 10 – 15 phút, bạn có thể rửa lại với nước (3).

Cẩm Vân

Nguồn tham khảo
  1. An Giang: Đồng hoa dừa cạn làm thuốc đẹp “đã đời” thế này đây, https://danviet.vn/an-giang-dong-hoa-dua-can-lam-thuoc-dep-da-doi-the-nay-day-7777930628.htm, ngày truy cập: 16/ 08/ 2021.
  2. Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch, http://benhvien108.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach.htm, ngày truy cập 10/8/2021.
  3. Health benefits of Madagascar periwinkle, https://www.healthbenefitstimes.com/madagascar-periwinkle, ngày truy cập 10/8/2021.
  4. Bài thuốc chữa bệnh tim mạch từ những cây thuốc dễ tìm, https://avado.vn/bai-thuoc-chua-benh-tim-mach, ngày truy cập 10/8/2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button