Cải đất núi điều trị tiểu tiện khó, sưng đau cổ họng và vàng da

Rate this post
Cải đất núi điều trị tiểu tiện khó, sưng đau cổ họng và vàng da

Nói về các loại cải mọc hoang có dược tính cao thì có thể kể đến cây cải trời và cây cải đất núi.

Cây cải trời thì đã quá quen thuộc và với nhiều người thì nó còn là món rau nấu canh rất ngon. Còn với cây cải đất núi, thân lá trơn nhẵn thì ta ít gặp hơn.

Vậy, nó có tác dụng gì và có thể dùng điều trị bệnh không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Vài nét về cây cải đất núi

Cây cải đất núi có tên khoa học là Rorippa dubia. Ở Trung Quốc, nó được gọi là vô biện cự thái (无瓣蔊菜), có nơi gọi là trinh du thái (幹油菜) và thường mọc nhiều ở các tỉnh An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam… Ở nước ta, cây này mọc rải rác nhiều nơi nhưng thường tập trung ở Hà Nội.

Cải đất núi điều trị tiểu tiện khó, sưng đau cổ họng và vàng da

Cải đất núi

Nhận dạng:

  • Toàn cây không có lông, các lá gần gốc có xẻ thùy, các lá ở trên không xẻ thùy và mép lá có dạng răng cưa.
  • Hoa của cây mọc thành chụm, có màu vàng nhạt, tương đối nhỏ và có 4 cánh hoa.
  • Quả cải đất núi có 2 dãy hạt bên trong, hạt có màu nâu (1) (2) (3).

Công dụng làm thuốc của cây cải đất núi

Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi (trong công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1) thì toàn cây cải đất núi đều có thể dùng làm thuốc (cũng có khi dùng riêng hạt).

Cụ thể, nó có vị ngọt nhẹ, tính mát và có các công dụng sau:

Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 12 – 20 g toàn cây cải đất núi, rửa sạch, xắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống (1).

Ở Trung Quốc, cây thuốc này còn được dùng với các công dụng như:

Liều dùng: dạng thuốc sắc, 15 – 30 g toàn cây (nếu dùng khô), 30 – 60 g toàn cây (nếu dùng tươi).

Dùng ngoài da: lá cây cải đất núi có tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, nó cũng được dùng ngoài da để điều trị mụn nhọt, nhọt độc, lở sơn, bỏng lửa và lở loét (rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, thoa lên vùng da bị bệnh thường xuyên) (1) (2) (3).

Cải đất núi điều trị tiểu tiện khó, sưng đau cổ họng và vàng da

Cải đất núi

Lưu ý khi dùng

  • Phụ nữ mang thai không được dùng.
  • Khi dùng cây thuốc này, cần tránh dùng cây hoàng kinh Vitex negundo (tức cây ngũ trảo) vì chúng kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ khiến chân tay tê dại (2) (3).

Thông tin thêm

  • Theo Bản thảo thập di thì thuốc có vị cay, tính ấm.
  • Theo Quý Dương dân gian dược thảo thì thuốc có vị cay, tính mát (2) (3).
  • Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về dược tính của cây cải đất núi vẫn còn ít. Trong khi đó, trong mối tương quan về dược tính của loài này so với các loài khác thì có thể thấy, cây cải đất núi có giá trị y học không thể phủ nhận (đặc biệt là trong điều trị các bệnh như vừa kể trên). Vì vậy, hy vọng trong tương lai, cây thuốc này sẽ được chú ý nhiều hơn.
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, trang 312.
  2. 无瓣蔊菜, https://baike.baidu.com/item/%E6%97%A0%E7%93%A3%E8%94%8A%E8%8F%9C?fromtitle=Rorippa+dubia&fromid=11304854, ngày truy cập: 13/ 01/ 2022.
  3. 無瓣蔊菜, https://www.3du.tw/article.php?id=195396, ngày truy cập: 13/ 01/ 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button