Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Bạn Nên Lưu Ý

Rate this post

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Bạn Nên Lưu Ý

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Bạn Nên Lưu Ý

Người bệnh có thể bị giãn thận, viêm nhiễm niệu quản, suy thận cấp… nếu không được chữa trị kịp thời. 

Sỏi niệu quản thường là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, là căn bệnh nguy hiểm trong các bệnh về sỏi tiết niệu. 

Niệu quản là một đường ống dài khoảng 25 – 28cm, đường kính trung bình 5mm, dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại. Khi sỏi nằm ở niệu quản rất dễ gây tắc đường dẫn gây nên những nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết sẽ gợi ý cho bạn biến chứng sau mổ sỏi niệu quản bạn nên lưu ý nhé!

Dấu hiệu nhận biết 

Giống như hầu hết các loại sỏi khác, người mắc sỏi tiết niệu cũng xuất hiện các cơn đau quặn và đột ngột ở thắt lưng rồi lan xuống niệu quản. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh vừa gắng sức làm việc gì đó.  

Đau âm ỉ ở vùng hông, thắt lưng: Ban đầu cơn đau ở vùng hông, thắt lưng sau đó đau lan xuống vùng bụng dưới, thường gặp với sỏi nhỏ, kích thước khoảng 3-6 mm. Có thể sỏi hình thành tại niệu quản hoặc sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản. 

Đau dữ dội vùng hông, thắt lưng: Đây là dấu hiệu rất hay gặp khi viên sỏi to trên 10 mm, di chuyển từ thận xuống niệu quản. 

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Bạn Nên Lưu Ý
Đái buốt, đái rắt, đái mủ
: Đây là biểu hiện điển hình của nhiễm khuẩn tiết niệu. Người bệnh sẽ thấy đau, buốt mỗi khi đi tiểu, nước tiểu có màu trắng đục.

Đái máu: Khi sỏi di chuyển ở niệu quản gây tổn thương niêm mạc niệu quản, dẫn đến chảy máu. Biểu hiện là nước tiểu có màu hồng. Tùy vào tình trạng tổn thương mà nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc đậm.  

Sốt cao, rét run: Trong trường hợp bị viêm, nhiễm khuẩn nặng, gây viêm đường tiết niệu, viêm bể thận sẽ gây sốt cao. 

Xem thêm >>Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày

Một số biến chứng thường gặp  

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Bạn Nên Lưu Ý
Sỏi niệu quản là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản.

Ứ nước tại thận, niệu quản: Khi sỏi nằm ở niệu quản, sỏi sẽ làm tắc đường dẫn nước, hậu quả là nước bị ứ lại tại vị trí phía trên của viên sỏi (ứ nước ở thận và phần niệu quản phía trên viên sỏi). Nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận giãn to, sau 6 tuần nhu mô thận có thể sẽ không phục hồi. 

Giãn thận: Nước ứ lại, gây giãn đài, bể thận, giãn niệu quản phần phía trên viên sỏi. Việc giãn thận kích thích làm tăng tiết Prostaglandin A2 – một chất gây co mạch thận nặng. Các rối loạn này gây thiếu máu, các tế bào cầu thận ngừng hoạt động. 

Viêm, nhiễm khuẩn niệu quản: Sỏi di chuyển trong niệu quản làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Việc không điều trị kịp thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển có thể gây viêm. 

Viêm bể thận cấp và mạn: Việc viêm niệu quản kéo dài, ổ viêm nặng và tình trạng ứ nước giúp cho vi khuẩn có cơ hội di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm bể thận cấp. Tình trạng viêm bể thận cấp tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm mạn. Viêm nhiều lần và kéo dài dẫn đến xơ hóa tổ chức kẽ thận gây giảm chức năng cô đặc của thận.   

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Bạn Nên Lưu Ý
Viêm bể thận cấp và mạn

Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc đường dẫn tiểu hoàn toàn cả 2 bên niệu quản. 

Suy thận mạn: Tình trạng viêm bể thận, viêm thận mạn do sỏi kéo dài dẫn đến suy thận. Đây là biến chứng nặng nề nhất mà sỏi gây ra vì tế bào thận một khi đã bị xơ hóa thì không còn khả năng phục hồi.  

Xem thêm>> 5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2018

Link: http://bit.ly/2EpPaOO

Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà
Cách chăm sóc sức khỏe tại nhà
Dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà
Chăm sóc sức khỏe tại nhà là gì
Chăm sóc bệnh tại nhà
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button