Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Sỏi Thận Như Thế Nào?
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Sỏi Thận Như Thế Nào?
Hiện nay, bệnh nhân sỏi thận được chỉ định mổ trong một số trường hợp nhất định. Mổ sỏi thận có nguy hại, nguy hiểm tới tính mạng không? Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận thế nào? là những vấn đề mà người bệnh quan tâm nhất. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để bạn có thể biết rõ hơn về vấn đề này.
SỎI THẬN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH MỔ KHI NÀO?
Kích thước của sỏi thận tùy thuộc vào thời gian bạn bị bệnh cũng như tùy theo thể trạng từng người. Chỉ khi sỏi không thể thực hiện tán sỏi được bằng những phương pháp khác thì mới tiến hành phẫu thuật.
Vì sao lại bị sỏi thận?
Sỏi thận là căn bệnh ngày càng phổ biến và nguyên nhân do hiện tượng lắng đọng những chất khoáng trong nước tiểu, nhưng vì nguyên nhân nào đó chúng kết tinh lại với nhau và tạo thành sỏi trong thận. Bệnh sỏi thận nếu chậm trễ điều trị thì sẽ gây rất nhiều hậu quả nặng nề cho cơ thể. Vì thế cần phải hiểu rõ tất tần tật các vấn đề về căn bệnh này mới có cách ngăn ngừa và chữa sỏi thận, điều trị hợp lý.
Trường hợp nào thì phải mổ sỏi thận?
Nhiều người vẫn lầm tưởng cứ bị sỏi thận thì sẽ điều trị bằng cách mổ lấy sỏi. Nhưng mổ sỏi thận là phương án cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không đem lại hiệu quả, hoặc áp dụng trong trường hợp viên sỏi khi phát hiện có kích thước đã quá to hoặc người bệnh đã xuất hiện các biến chứng như thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…
Mối biến chứng từ mổ sỏi thận
Mổ sỏi thận có thể đem đến những nguy hiểm tới người bệnh do xuất hiện các biến chứng.
Các biến chứng sỏi thận nguy hiểm thường thấy sau khi người bệnh mổ sỏi thận phải kể đến nhiễm trùng huyết, biến chứng tắc mạch chi, thận ứ nước… Biến chứng tắc mạch chi khi mổ sỏi thận xuất phát từ quá trình sốc nhiễm trùng – một trong những biến chứng nguy hại nhất có nhiều khi xảy ra nhiễm trùng huyết vì sỏi niệu quản và vì thận trái ứ nước độ 2.
Sau khi mổ sỏi thận, ngoài những nguy cơ thông dụng bên trên, bệnh nhân còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng khác không lường trước được và cũng không kém phần nguy hiểm.
Có thể là trong quá trình mổ sỏi thận bằng nội soi, các bác sĩ phải đưa một ống soi mềm qua niệu đạo, vào trong niệu quản nhằm mục đích dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, giúp bắt sỏi, phá vỡ sỏi và đào thải sỏi ra ngoài….
Có những trường hợp trong khi đưa vào niệu đạo, ống soi này có thể làm tổn thương đường tiểu, hình thành nên mô sẹo gây cản trở sự lưu thông bình thường của dòng nước tiểu.
Người bệnh thậm chí còn có thể gặp biến chứng khác như són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu… sau quá trình mổ.
Một số trường hợp kém may mắn hơn, thận đã bị tổn thương nặng, sỏi kích thước quá lớn, thận bị mất chức năng làm cho biến chứng trong và sau khi mổ sỏi thận càng nặng nề hơn, người bệnh có khả năng không bảo tồn được thận. Những trường hợp này thường sẽ bị chỉ định phải cắt thận.
Nguy hiểm hơn nữa biến chứng có thể gây nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng máu. Nếu bạn bị nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu mà không được cấp cứu kịp thời thì có nguy cơ tử vong rất cao.
HẬU MỔ SỎI THẬN CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO?
Chăm sóc bệnh nhân sỏi thận như thế nào là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, khâu chăm sóc sau hậu phẫu là một khâu vô cùng quan trọng quyết định vào sự thành bại của ca mổ.
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật mổ sỏi thận
Sau mổ bệnh nhân rất khó khăn trong việc đi tiểu, đi vệ sinh cho nên người nhà của người bệnh cần lưu ý để cho người bệnh có thể sinh hoạt được thoải mái. Ngoài ra cần chú ý thực hiện những cách sau
- Chăm sóc, theo dõi dẫn lưu : Ghi chép lại màu sắc, số lượng, tính chất của nước tiểu, những bất thường về máu, mủ, sỏi qua dẫn lưu. Đảm bảo hệ thống ống thông niệu đảm bảo đúng kỹ thuật vô trùng, hệ thống thông câu nối an toàn vô trùng.Chăm sóc vùng da ở chân dẫn lưu phải luôn luôn khô sạch giúp người bệnh thoải mái an tâm, dễ chịu.
- Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc bản thân, mỗi khi ngồi dậy, đi lại phải chú ý dẫn lưu. Khi ngồi dậy cần khóa ống nối để tránh cho dịch lại chảy ngược vào trong.
- Theo dõi lượng nước người bệnh uống vào và lượng nước tiểu thải ra hàng ngày.
- Theo dõi nhu động ruột, các cơn đau bụng có xuất hiện không, tình trạng căng chướng bụng, nghe nhu động ruột ra sao.
- Tập, trợ giúp để cho người bệnh đi tiểu dần dần.
- Sỏi thận kiêng ăn gì. Chú ý chế độ ăn cho người bệnh, phải theo đúng chỉ định của bác sỹ, chú ý uống nhiều nước. Uống thuốc sỏi thận theo đúng đơn thuốc của bác sĩ.
Cụ thể, khi bệnh nhân mới phẫu thuật còn đang ở tại bệnh viện
- Không cho bệnh nhân ăn những thực phẩm dễ tạo sỏi.
- Hướng dẫn, trợ giúp người bệnh tập thở.
- Chỉ cho bệnh nhân cách tự vệ sinh cá nhân và các bộ phận quan trọng.
- Hướng dẫn người bệnh cách theo dõi màu sắc của nước tiểu sau phẫu thuật.
Khi bệnh nhân mổ sỏi thận xuất viện về nhà
- Thường thì người bệnh sẽ phải mang dẫn lưu về nhà, vì thế cần hướng dẫn cách chăm sóc ống, cách vệ sinh thân thể đúng cách khi có ống như: tắm tránh xà bông thấm vào dẫn lưu (nên dùng xà bông có độ pH nhẹ)
- Thay bằng hàng ngày, thường là sau khi tắm xong.
- Chú ý để người bệnh đi lại nhẹ nhàng, đúng cách tránh bị sút ống
- Chú ý theo dõi để người bệnh uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng chỉ định của vác sĩ.
- Chú ý thời gian đi tái khám như trong lịch hẹn.
- Uống thuốc sỏi thận theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
Trên đây là một vài thông tin để giải đáp cho những thắc mắc thường gặp của người bệnh sỏi thận khi tiến hành mổ sỏi thận.Sỏi thận là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với những biến chứng phức tạp, vì thế cần phải quan tâm chăm sóc tới sức khỏe, chú ý tới từng thay đổi nhỏ của cơ thể để có thể phát hiện bệnh sớm.
Có thể bạn quan tâm:
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ
CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC
- Địa chỉ: 152/54/11 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Tp. HCM
- Hostline: 0934.13.25.23
- Email: ttamvaduc.mt@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/Tamvaduc/
- Website: chamsocsuckhoeviet.com.vn