Cần Chăm Sóc Bệnh Nhân Trầm Cảm Tại Nhà Như Thế Nào Để Mau Hồi Phục?
Cần Chăm Sóc Bệnh Nhân Trầm Cảm Tại Nhà Như Thế Nào Để Mau Hồi Phục?
Có thể bạn đã biết Trầm Cảm là rối loạn tâm thần hay gặp (3% nam giới và 9% nữ giới), bệnh tiến triển kéo dài và rất hay tái phát. Việc điều trị củng cố bằng thuốc chống trầm cảm đóng vai trò quan trọng để chống tái phát. Cũng như cần chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà như thế nào? Và cần chú ý những gì khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà.
- Dịch Vụ Chăm Sóc Người Già 5 Lợi Ích Khi Bạn Sử Dụng Dịch Vụ
- Cách Chăm Sóc Người Già | Chế Độ Dinh Dưỡng | Khoa Học Nhất
- Bật Mí 6 Điều Cần Nhớ Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Gan Siêu Vi B
1. Thái độ của các thành viên trong gia đình đối với bệnh nhân
- Tất cả bệnh nhân trầm cảm đều cần được sự đồng cảm giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình. Mọi người cần biết rằng trầm cảm là một bệnh chứ không phải là lười nhác hoặc giả vờ. Thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt…
- Ngoài ra bệnh nhân còn hay than phiền giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn bi quan, chán nản. Chính những điều than phiền của bệnh nhân khiến những người trong gia đình rất khó chịu.
- Dần dần họ mất đi sự cảm thông với bệnh nhân, tỏ ra khó chịu khi bệnh nhân kêu ca. Nhiều khi, họ quay ra chế giễu bệnh nhân, cho là bệnh nhân lười nhác không có ý chí phấn đấu, khắc phục khó khăn. Khi đó bệnh nhân sẽ dần cảm thấy mình mất chỗ dựa về tinh thần. Họ không dám thổ lộ với mọi người về bệnh tật. Bệnh nhân giấu mình sống khép kín, ngại tiếp xúc với xung quanh. Họ cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình mình.
- Nhưng trái lại, các thành viên trong gia đình của bệnh nhân cũng tránh thái độ quá sốt sắng, lo lắng về bệnh tật của bệnh nhân. Nhiều ông bố, bà mẹ vì thương con và thiếu hiểu biết nên khi thấy con mình kêu đau đầu, đánh trống ngực… đã lo lắng, vội vàng chạy tìm bác sĩ để khám xét. Làm như vậy không có lợi mà có thể khiến bệnh nhân lo lắng thêm, cho là bệnh của mình là quá nặng và khó chữa.
- Các thành viên trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm cần hiểu rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần hay gặp, có nhiều triệu chứng cơ thể như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn… Nhưng trầm cảm không phải là bệnh nan y, có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc chống trầm cảm. Nhìn chung, nếu được điều trị đúng, các triệu chứng hầu như hết sau 4-6 tuần.
2. Chăm sóc bệnh nhân
Chán ăn
- Cần cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng, hợp khẩu vị với bệnh nhân.
- Nếu có thể thì cho bệnh nhân ăn theo chế độ tự chọn trong thời gian đầu điều trị.
Bổ sung vitamin B và Magie cho người bị trầm cảm
- Người bị trầm cảm thường có nồng độ vitamin B, acid folic và magie trong cơ thể thấp. Do đó, việc bổ sung các chất này cho người bị trầm cảm là hết sức cần thiết, giúp họ cải thiện tế bào thần kinh tốt hơn.
Trà hoa cúc
- Người bị trầm cảm cũng có thể sử dụng trà hoa cúc cam thảo. Đây là một phương thuốc tự nhiên rất hiệu quả với bệnh trầm cảm, làm dịu và thư giãn cơ thể, chống lại chứng lo âu. Do đó, mỗi ngày, bạn có thể pha một tách trà hoa cúc và cùng người bệnh thưởng thức chúng.
Trà xanh
- Cũng giống như cà phê, trong trà xanh có chứa chất caffeine nhưng lại có thêm chất L-theanine – chất có khả năng tăng cường nồng độ dopamine – hoóc môn giúp phấn chấn. Chính vì vậy, một tách trà xanh vào muỗi buổi sáng có thể giúp người bị trầm cảm thêm phấn chấn hơn.
Tránh cà phê
- Cà phê là một loại kích thích, gây nghiện và có sự tác động nhất định đến não bộ của con người. Đối với người bị trầm cảm, cà phê thực sự không tốt, thậm chí chúng có thể là tác nhân làm phát sinh chứng trầm cảm do chúng chỉ tạo ra hung phấn trong thời gian ngắn và làm mất cân bằng hóa chất trong não đặc biệt là Serotonin.
Mất ngủ
- Nếu bệnh nhân bị mất ngủ, không nên cho bệnh nhân ngủ trưa. Không cho bệnh nhân đi ngủ quá sớm. Tránh để bệnh nhân nằm trên giường suốt ngày, vì như thế sẽ làm mất ngủ nặng thêm. Yêu cầu bệnh nhân đi lại, vận động trong ngày, nhưng tránh vận động nhiều vào buổi tối (vì sẽ gây khó ngủ).
Mệt mỏi
- Bệnh nhân trầm cảm hay mệt mỏi suốt ngày, đặc biệt buổi sáng họ luôn than phiền về điều này. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải động viên bệnh nhân tập vận động. Bắt đầu là việc ngồi dậy, đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong nhà. Khi đã quen có thể yêu cầu bệnh nhân làm các công việc đơn giản, nhẹ nhàng như nhặt rau, nấu cơm, quét nhà. Cũng nên yêu cầu bệnh nhân tập các môn thể thao trước đây bệnh nhân yêu thích như cầu lông, bóng bàn, bơi lội…
Trò chuyện và lắng nghe
- Để cải thiện những suy nghĩ tiêu cực của người trầm cảm, những người thân cần cho họ biết rằng họ luôn được yêu thương, quan tâm, chăm sóc cũng như có các vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống, họ không vô dụng như họ nghĩ. Sự quan tâm, chia sẻ đó chính là một trong những phương pháp hữu hiệu để người trầm cảm nhanh chóng hồi phục và thay đổi suy nghĩ của mình.
Đưa người trầm cảm tham gia hoạt động tập thể
- Người trầm cảm thường rơi vào trạng thái cô lập và không muốn người khác làm phiền. Tuy nhiên, đây lại chính là con đường đẩy họ đến gần hơn với những suy nghĩ tiêu cực và không thể thoát ra khỏi những mớ bòng bong đó. Việc tham gia vào hoạt động tập thể sẽ giúp người bị trầm cảm đến gần hơn với mọi người, không có thời gian suy nghĩ tiêu cực cũng như thấy được vai trò, ý nghĩa của mình mà lạc quan hơn.
Chú ý, trí nhớ kém
- Người thân có thể đọc cho bệnh nhân nghe những mẩu truyện ngắn, những bài thơ hay mà bệnh nhân yêu thích. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân đọc các bài báo, xem tivi, nghe đài… thời lượng nên tăng dần để tránh làm bệnh nhân mệt mỏi, chán nản.
3. Thuốc uống
- Bệnh nhân nên dùng thuốc chống trầm cảm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc đầu bệnh nhân có thể cảm thấy một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, đầy bụng, mệt mỏi… giải thích cho bệnh nhân đó là điều bình thường và tiếp tục uống thuốc. Vì các tác dụng phụ này, bệnh nhân hay tự ý bỏ thuốc.
- Mặt khác, bệnh nhân hay quên nên không uống thuốc đúng chỉ dẫn, do vậy người nhà phải cho bệnh nhân uống thuốc hằng ngày. Phải kiểm tra xem bệnh nhân có uống thuốc thật không (hay giấu thuốc rồi vứt đi), uống có đủ liều không (hay bớt thuốc lại). Tốt nhất là giao việc quản lý thuốc cho một thành viên nhất định trong gia đình. Chỉ thay thế bằng người khác khi trong tình huống bất khả kháng.
4. Tái khám
- Người nhà bệnh nhân nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ, báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bệnh nhân. Sau 1-2 tháng điều trị, bệnh nhân đã ổn định nên sinh ra tâm lí chủ quan, cho rằng mình đã khỏi bệnh. Vì vậy họ không đến khám bệnh nữa và bỏ điều trị củng cố. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân không được điều trị củng cố đầy đủ nên bệnh rất dễ tái phát. Khi bệnh tái phát, thường phải mất nhiều công sức điều trị hơn và thời gian điều trị củng cố cũng phải kéo dài hơn trước rất nhiều.
- Bệnh nhân trầm cảm cần được sự trợ giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình.
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ
CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC
- Địa chỉ: 152/54/11 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Tp. HCM
- Hostline: 0934.13.25.23
- Email: ttamvaduc.mt@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/Tamvaduc/
- Website: chamsocsuckhoeviet.com.vn
- Medium: https://medium.com/@bchvn_90821/can-cham-soc-benh-nhan-tram-cam-tai-nha-nhu-the-nao-de-mau-hoi-p-c487dbbda1f0
- Nguồn: https://chamsocsuckhoeviet.com.vn/can-cham-soc-benh-nhan-tram-cam-tai-nha/