Bán biên liên điều trị viêm gan, viêm ruột và xơ gan cổ trướng

Rate this post
Bán biên liên điều trị viêm gan, viêm ruột và xơ gan cổ trướng

Bạn nghĩ gì về bán biên liên (半边莲), loài cây có cánh hoa thưa nhưng kết tỏa như hoa sen, với màu trắng pha tím thanh khiết như đang đón nắng?

Ở nước ta, nó còn được gọi là lỗ bình Trung Quốc (Lobelia chinensis) và mọc hoang hoặc được trồng để vừa làm cảnh, vừa làm thuốc. So với các thảo dược khác thì cây này chỉ cao vừa phải, lá gần như không có cuống và mọc so le nhau.

Nhìn chung, điểm đáng chú ý của cây hầu như tập trung hết vào hoa với 5 thùy và 2 cánh tròn (và nếu nhìn một bên theo góc nghiêng thì sẽ thấy giống hoa sen) (1) (2).

Cây bán biên liên có công dụng gì?

Toàn cây bán biên liên đều được dân gian Việt Nam và Trung Hoa dùng làm thuốc.

Bán biên liên điều trị viêm gan, viêm ruột và xơ gan cổ trướng

Bán biên liên

Theo y học cổ truyền, thuốc có vị cay, tính bình và có các công dụng sau:

Cách dùng: nấu lấy nước uống 40 g mỗi ngày.

Dùng ngoài da: Toàn cây bán biên liên tươi còn được dân gian dùng ngoài da bằng cách giã nát, đắp lên khi bị sưng mủ nhiễm độc và mụn nhọt (ngoài ra còn dùng sơ cứu khi bị rắn cắn trước khi đưa đến trạm y tế) (3).

Bán biên liên điều trị viêm gan, viêm ruột và xơ gan cổ trướng

Vị thuốc bán biên liên

Các nghiên cứu về bán biên liên

Nhìn chung, cây thuốc này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và kết quả nghiên cứu bước đầu cũng đã cho thấy những tiềm năng y học của nó như:

  • Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí The American Journal of Chinese Medicine, bán biên liên là vị thuốc dân gian nổi tiếng ở Trung Quốc trong điều trị sốt, viêm. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về hoạt tính chống viêm của vị thuốc này (và kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm đã cho thấy chiết xuất từ vị thuốc này có tác dụng chống viêm hiệu quả) (4).
  • Hoạt tính chống tiểu đường: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều hoạt chất có trong bán biên liên (như alkaloids, flavonoids, flavonoid glycosides và amino acids) có tác dụng chống viêm, chống virus và chống tiểu đường (5).
  • Hoạt tính chống lao: Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, chiết xuất n -hexane từ bán biên liên giúp ức chế hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Vì vậy, vị thuốc này được xem là có tiềm năng ứng dụng làm thành phần của thuốc chống lao (6).
  • Hoạt tính kháng khuẩn: Kết quả thí nghiệm cho thấy flavonoid có trong bán biên liên có các hoạt tính kháng khuẩn nhất định, giúp ức chế vi khuẩn gram âm tốt hơn vi khuẩn gram dương (7).
  • Hoạt tính giảm đau: Được biết, bán biên liên là cây thuốc truyền thống của người Đài Loan (thường được dùng điều trị các bệnh ngoài da như nhọt, tụ máu bầm, sơ cứu rắn cắn…). Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong cây thuốc này có các hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm sưng (8).

Thông tin thêm

Bán biên liên thường được tìm thấy trên các bờ ruộng và ven các bãi cỏ ẩm ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình… (ngoài ra, ở Bình Dương cũng có cây này) (3).

Nguồn tham khảo
  1. Bán biên liên, https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1n_bi%C3%AAn_li%C3%AAn, ngày truy cập: 10/ 06/ 2021.
  2. 半边莲, https://baike.baidu.com/item/%E5%8D%8A%E8%BE%B9%E8%8E%B2/597747, ngày truy cập: 10/ 06/ 2021.
  3. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 123.
  4. Anti-Oxidative and Anti-Inflammatory Effects of Lobelia chinensis In Vitro and In Vivo, https://www.worldscientific.com/doi/abs/10.1142/S0192415X15500184, ngày truy cập: 10/ 06/ 2021.
  5. Network Pharmacology-Based Dissection of the Anti-diabetic Mechanism of Lobelia chinensishttps://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2020.00347/full, ngày truy cập: 10/ 06/ 2021.
  6. The anti-tubercular activity of Melia azedarach L. and Lobelia chinensis Lour. and their potential as effective anti-Mycobacterium tuberculosis candidate agents, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S222116911630140X, ngày truy cập: 10/ 06/ 2021.
  7. Study on the Extraction Process and Antibacterial Activity of Total Flavonoids from Lobelia chinensis, http://www.trcw.ac.cn/EN/abstract/abstract9653.shtml, ngày truy cập: 10/ 06/ 2021.
  8. Antinociceptive and anti-inflammation Studies of Lobelia chinensis Lour, http://140.128.69.63/ir/retrieve/39360/AA-CF00_20121126142926.pdf, ngày truy cập: 10/ 06/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button