Thay đổi thói quen phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Rate this post

1. Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ?

Khi gan không thể xử lý và phân hủy chất béo trong cơ thể, chất béo sẽ tích tụ lại gây ra gan nhiễm mỡ. Sử dụng quá nhiều rượu, suy dinh dưỡng và giảm cân nhanh chóng cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ.

Những điều sau đây có thể khiến bạn dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Béo phì
  • Huyết áp cao, cholesterol trong máu cao hoặc kháng insulin
  • Bệnh đái tháo đường type 2
  • Các loại thuốc như diltiazem, amiodarone, tamoxifen hoặc steroid…

Tuy nhiên, những người không mắc các bệnh nêu trên cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.

Thay đổi thói quen phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.

2. Phân loại gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể có hai loại, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ do rượu.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Đây là một loại bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến việc sử dụng rượu. Nguyên nhân chính xác của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố như bệnh tiểu đường và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu: Đây là một loại bệnh gan nhiễm mỡ do sử dụng nhiều rượu.

3. Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra gan nhiễm mỡ khi thực hiện các xét nghiệm về các tình trạng khác. Tuy nhiên, bạn có thể gặp những triệu chứng khi bệnh trở nên tồi tệ hơn như mệt mỏi, giảm cân, bụng khó chịu, lo lắng, căng thẳng…

Thay đổi thói quen phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng lại âm thầm phá hủy gan.

4. Các biện pháp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ thực hiện tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà được đề xuất sẽ giúp bạn kiểm soát các yếu tố có thể góp phần gây ra gan nhiễm mỡ.

4.1 Uống nước nha đam

Uống nước nha đam giúp thanh lọc máu và thúc đẩy chức năng gan. Bạn có thể sử dụng lá nha đam tươi ép lấy nước để uống trong ngày.

4.2. Giảm cân

Giảm cân sẽ giúp cơ thể giảm hàm lượng chất béo trong gan, giảm sưng và xơ hóa (tổn thương mô). Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giảm cân an toàn.

Theo đó, bạn chỉ nên giảm từ 0,5 -1 kg cân nặng trong một tuần. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thể dục thường xuyên, điều này vừa giúp bạn giảm cân và giảm mỡ.

4.3. Tránh uống rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu gây ra do sử dụng quá nhiều rượu. Giảm sử dụng rượu có thể giúp kiểm soát và đảo ngược tình trạng gan nhiễm mỡ. Nếu gặp khó khăn trong việc bỏ rượu, bạn có thể nhờ bác sĩ trị liệu giúp đỡ hoặc tham gia chương trình cai nghiện rượu an toàn.

Thay đổi thói quen phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Không nên uống rượu để giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

4.4. Giảm mỡ trong chế độ ăn

Chất béo có hàm lượng calo cao. Tiêu thụ nhiều chất béo có thể làm tăng cơ hội phát triển bệnh béo phì, một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Nên tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và thêm chất béo không bão hòa vào chế độ ăn uống như axit béo omega 3 để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.

Cá là một trong những nguồn axit béo omega – 3 chính. Bạn có thể thử các loại cá như cá trích, cá hồi và cá thu để cung cấp axit béo omega – 3. Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia cũng chứa nhiều omega 3,5,6 hỗ trợ chức năng gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

4.5 Thay đổi chế độ ăn uống

– Ăn nhiều hoa quả và rau: Nhiều loại trái cây và rau quả là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, ăn trái cây và rau quả sẽ kiểm soát đường huyết và giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.

Thay đổi thói quen phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

– Tránh thực phẩm nhiều đường: Kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp đối phó với bệnh gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, cần tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như gạo trắng, bánh mì trắng và khoai tây.

Bên cạnh đó, cũng nên tránh tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường, đặc biệt là đường fructose, một loại đường đơn giản được sử dụng để làm ngọt nước giải khát, đồ uống thể thao và nước trái cây và đồ uống có đường.

– Tăng lượng chất xơ: Đưa chất xơ vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như kiểm soát lượng cholesterol, kiểm soát trọng lượng cơ thể và ổn định lượng đường trong máu.

Một số nguồn cung cấp chất xơ quan trọng bao gồm các loại hạt, thực phẩm nguyên hạt, yến mạch, lúa mạch, đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu nành… Kiểm soát trọng lượng cơ thể sẽ giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ và giảm các biến chứng khác.

Thay đổi thói quen phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Bổ sung các loại hạt giúp tăng cường chất xơ hỗ trợ chức năng gan.

5. Khi nào cần đi khám?

Trong hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ, không có triệu chứng liên quan gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến cơ thể mình và thăm khám ngay nếu có các triệu chứng cảnh báo như:

  • Giảm cân và buồn nôn kèm theo chán ăn
  • Sưng ở chân và bụng
  • Mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau hoặc cảm giác đầy bụng.

Mời bạn xem tiếp video:

Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button