Sau Khi Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì Bạn Nên Biết
Sau Khi Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì Bạn Nên Biết
Bệnh nhân bị sỏi thận sau tán sỏi nếu xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tránh tạo sỏi tái phát, duy trì được sức khỏe và có thái độ tích cực hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Bài viết sau sẽ mách bạn sau khi mổ sỏi thận nên ăn gì?
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận. Đa số bệnh nhân sau tán sỏi đều đặt ống thông niệu quản, điều này sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế có chế độ ăn uống lợi tiểu sẽ giúp bài xuất các mạnh sỏi vụn, nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu…trên niệu quản theo ống thông xuống bàng quang theo nước tiểu ra ngoài nhanh hơn. Chế độ ăn dễ tiêu sẽ giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các niêm mạc bị tổn thương. Hơn nữa đồ ăn dễ tiêu giúp bệnh nhân tránh bị táo bón, qua đó giảm áp lực ổ bụng sẽ tránh tác động vào niệu quản, chạm vào ống thông trong bàng quang gây đau và tiểu ra máu.
Chế độ ăn uống hạn chế chất tạo sỏi: nếu bệnh nhân biết được nguyên nhân tạo sỏi (do goutte gây tăng axit uric hay do cường cận giáp gây tăng canxi máu…) qua đó chọn lựa đồ ăn thức uống phù hợp để tránh tạo lại sỏi sau khi tán.
Chế độ ăn, uống có chất kháng khuẩn: sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh. Sau khi hết thuốc kháng sinh uống, các thuốc kháng sinh” thực vật” này rất hữu ích để chống lại nhiễm khuẩn ngược dòng do còn ống thông niệu quản.
Xem thêm >>Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày
Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ thường dặn dò bệnh nhân.
Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát?
1. Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều): Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có
2. Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.3. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.4. Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, sô cô la, bột cám, ngũ cốc, rau muống…5. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.
6. Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
7. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…
Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa calci niệu do tăng thải calci từ xương, do tăng hấp thu calci từ ruột, và do thận, đa oxalat niệu nguyên phát hoặc do ăn uống, đa uric niệu…
Bảng giá chăm sóc người bệnh