Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa
Bạn biết không hiện nay bệnh viêm ruột thừa là một căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đây là hiện tượng viêm, sưng và nhiễm trùng ruột thừa. Viêm ruột thừa cần phẫu thuật để cắt bỏ đoạn bị viêm. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải được chăm sóc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh các biến chứng.
Bởi vậy, đối với điều dưỡng viên hoặc nhân viên y tế, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa là một điều vô cùng cần thiết. Những điều dưới đây sẽ giúp việc lên kế hoạch dễ dàng và thuận lợi hơn bạn nhé.
Nhận định về tình trạng bệnh nhân
Chắc hãn điều đầu tiên và cũng là điều không thể thiếu trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa đó là nhận định tình trạng người bệnh. Việc này sẽ giúp điều dưỡng viên đưa ra được phương pháp và kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất cho từng bệnh nhân khác nhau với các tình trạng sức khỏe khác nhau.
Tình trạng trước mổ
- Tình trạng tinh thần: tỉnh táo hay mệt mỏi, có lo lắng, bồn chồn hay không?
- Sốt nhẹ hay sốt cao?
- Nước tiểu vàng hay không?
- Bạch cầu có tăng hay không?
- Có xuất hiện hội chứng nhiễm trung không?
- Triệu chứng đau bụng như thế nào: thời gian cơn đau, vị trí đau, đau âm ỉ hay dữ dội, đau liên tục hay đau theo từng cơn?
- Có xuất hiện triệu chứng nôn mửa hay không?
Tình trạng sau mổ
- Tình trạng chung: Người bệnh có sốt hay không, tình trạng mạch như thế nào?
- Tình trạng vết mổ: Vết mổ có đau hay không? Vết mổ có chảy máu hay nhiễm khuẩn không?
- Tình trạng tiêu hóa: Người bệnh đã trung tiện được chưa? Có bị đau bụng hay nôn mửa không?
- Vấn đề dinh dưỡng: Người bệnh đã có thể ăn uống bình thường chưa? Ăn có cảm thấy ngon miệng không?
Những vấn đề cần lưu ý
Trước khi bắt đầu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa, điều dưỡng viên cần lưu ý một vài điều sau.
Những điều cần tránh sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa:
- Không được hoạt động gắng sức
- Hạn chế tối đa hoạt động quanh vùng vừa được phẫu thuật
- Lưu ý và cẩn thận trong việc đi lại và di chuyển
- Không nên thức khuya
- Hạn chế chơi thể thao trong vòng 2 đến 4 tuần sau ca mổ
Những vấn đề có thể gặp sau khi phẫu thuật:
- Người bệnh sốt cao
- Vết mổ bị nhiễm trùng
- Vết mổ có nguy cơ chảy máu
- Tình trạng đau bụng, nôn mửa
- Khó khăn trong việc vệ sinh thân thể
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa
Theo dõi tình trạng sau mổ
Khi theo dõi bệnh nhân viêm ruột thừa, điều dưỡng viên cần chú ý những vấn đề sau:
- Mức độ đau
- Tình trạng sốt
- Số lượng bạch cầu
- Dấu hiệu sinh tồn: theo dõi liên tục 1 giờ/1 lần
Tư thế nằm
Cần lưu ý đối với các điều dưỡng viên nên cho người bệnh nằm tư thế Fowler (ngồi thẳng đứng hoặc nghiêng về phía sau với góc 45-60 độ, đầu gối có thể cong hoặc thẳng) khi tỉnh dậy giúp dịch được thoát ra dễ dàng cũng như tăng sự thoải mái thuận tiện trong khi ăn và các hoạt động khác của người bệnh.
Chăm sóc vết mổ
Nếu vết mổ không có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu thì thay băng 2 ngày 1 lần, có thể cắt chỉ sau 7 – 10 ngày.
Nếu vết mổ nhiễm trùng cần báo cáo với bác sĩ, có thể cắt chỉ sớm để loại bỏ dịch mủ dễ dàng hơn.
Vận động
Cần lưu ý rằng không được vận động quá mạnh ngay sau khi phẫu thuật để hạn chế tình trạng vết thương nhiễm trùng hoặc lâu lành vết thương. Vài ngày sau phẫu thuật, nên cho bệnh nhân ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng trong phạm vi nhỏ để giúp cơ chế vận động của cơ thể tốt hơn.
Điều này sẽ giúp bệnh nhân thoải mái hơn cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm như liệt ruột.
Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân mổ ruột thừa
Chúng ta cần lưu ý rằng khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, điều dưỡng viên cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Trong 24 giờ đầu sau khi cắt bỏ ruột thừa, bệnh nhân sẽ không được ăn uống. Nếu người bệnh không nôn thì có thể uống nước đường. Tiếp theo thực hiện quy trình dinh dưỡng từ thức ăn dạng lỏng cho đến thức ăn dạng đặc. Nên cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp trong vòng 2 ngày và ăn uống bình thường sau đó để sức khỏe tốt hơn bạn nhé.
Những thức ăn nên ăn sau khi mổ ruột thừa
- Nhóm các thực phẩm dễ tiêu, dạng mềm: Các món ăn dễ nuốt, dễ tiêu như cháo,, súp, cơm nhão,sữa chua, khoai tây nghiền,…sẽ giúp bệnh nhân bổ sung được chất dinh dưỡng mà không khiến đường tiêu hóa phải hoạt động quá nhiều gây ảnh hưởng.
- Bên cạnh đó các thực phẩm nhiều chất xơ: Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung chất xơ bằng cách ăn rau xanh và các loại ngũ cố nguyên cám. Chất xơ sẽ giúp bệnh nhân tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và không làm ảnh hưởng đến vết mổ.
- Các lòai cá biển: Các loại cá như là cá thu, cá hồi, cá mòi,…rất giàu omega-3, các khoáng chất và protein tốt cho cơ thể.
- Bổ sung một số loại thực phẩm giàu beta-carotene – dưỡng chất giúp vết thương mau hồi phục, không bị nhiễm trùng như bí đỏ, khoai lang, cà rốt.