Chăm Sóc Bệnh Nhân Hội Chứng Thận Hư
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ | HIỆU QUẢ | TẠI NHÀ
Hội Chứng Thận Hư là gì
- Bạn biết không hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng và sinh hoá, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây thoát protein qua màng lọc cầu thận ra nước tiểu của bệnh nhân.
- Đồng thời thì hội chứng thận hư được ghi nhận qua Y văn từ năm 1905 do Muller với thuật ngữ thận hư để chỉ các tình trạng bệnh lý ở thận có tính chất thoái hóa mà không do viêm và Thận hư nhiễm mỡ được Munk (1913) chính thức đưa ra để chỉ một tập chứng gồm: phù, protein niệu, giảm protein và tăng lipid máu kèm theo thận nhiễm mỡ rất nguy hiểm sức khỏe.
- Từ năm 1908 Munk dùng thuật ngữ Thận hư nhiễm mỡ để chỉ một loại bệnh thận mà về lâm sàng có phù và Protein niệu, giải phẫu bệnh có xâm nhập thể mỡ lưỡng chiết ở ống thận và cầu thận bình thường.
- Ngày nay, chúng ta có thể thấy thì nhờ tiến bộ của kỹ thuật sinh thiết thận và kính hiển vi điện tử, người ta thấy rằng các biến loạn sinh hóa của thận hư nhiễm mỡ xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau, tổn thương cầu thận cũng đa dạng mặc dù các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa tương đối giống nhau. Như vậy, thận hư nhiễm mỡ không phải là một bệnh đơn thuần như quan niệm trước kia từ đó có cách chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư tốt nhất và an toàn nhất.
Có 2 nguyên nhân gây hội chứng thận hư
- Nguyên nhân nguyên phát ở cầu thận.
- Nguyên nhân thứ phát do các bệnh toàn thể hoặc những trường hợp bệnh lý khác dẫn đến.
- Ở người lớn, khoảng 80% viêm cầu thận không biết rõ nguyên nhân, còn lại là kết hợp với bệnh hệ thống hay bệnh lupus ban đỏ, tiểu đường và thận dạng bột.
Chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi:
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, kê đầu cao đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều và giai đoạn thiểu niệu.
- Giữ ấm cho bệnh nhân nhất là về mùa đông.
- Hạn chế vận động và đi lại khi còn phù nhiều.
XEM THÊM: >>> Chăm Sóc Bệnh Nhân Lao Phổi Ho Ra Máu Như Thế Nào Là Đúng?
Các nguyên tắc trong xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân bị HCTH:
1. Giàu chất đạm (protein): Do cơ thể bệnh nhân mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên cho bệnh nhân hội chứng thận hư ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận gây tổn hại đến sức khỏe.
Bạn biết không lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu đỗ…vv
2. Năng lượng: Ðảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcalo/kg/ngày.
3. Chất béo trong cơ thể: Nên ăn giảm chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Ðặc biệt nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận”, vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol.
Chú ý rằng khi chúng ta chế biến thức ăn nên hấp, luộc; Hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: Dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng để thay thế mỡ giúp tốt cho sức khỏe nhé.
4. Các vitamin, muối khoáng và nước cần bổ sung trong thời gian chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư:
– Lượng nước trong chế độ ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu + 500ml.
– Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày.
– Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận. Trong những trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.
Những thực phẩm nào nên dùng
Khi chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư cần bổ sung các loại thực phẩm sau:
1. Chất đường bột: Các loại gạo, mì, khoai sắn đều dùng được.
2. Chất béo: Các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc vừng…).
3. Chất đạm:
– Ăn thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ…
– Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường lượng đạm và calci.
4. Các loại rau quả:
Ăn được tất cả các loại rau quả như người bình thường, trừ trường hợp tiểu ít thì phải hạn chế rau quả.
THAM KHẢO THÊM: >>> Lưu Ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não | Biện Pháp Chăm Sóc Đặc Biệt > click TẠI ĐÂY
Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế dùng
Để chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư tốt nhất thì không nên dùng hoặc hạn chế dùng các thực phẩm sau:
1. Chất bột đường: Không cần kiêng một loại nào.
2. Chất béo:
- Giảm số lượng, hạn chế ăn mỡ động vật.
- Nên chế biến bằng cách hấp, luộc; Hạn chế xào, rán.
3. Chất đạm:
- Không sử dụng các phủ tạng động vật như tim, gan, thận, óc, dạ dày…
- Hạn chế trứng: 1-2 quả/tuần.
4. Các loại rau quả:
- Nếu bệnh nhân không tiểu được thì không nên ăn các loại quả có hàm lượng Kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận…
Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày
Đối với quy trình chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư bao gồm:
1. Gạo tẻ: 250-300g.
2. Thịt nạc hoặc cá nạc: 200g, hoặc thay thế bằng 300g đậu phụ.
3. Dầu ăn: 10-15g.
4. Rau: 300-400g.
5. Quả: 200-300g.
6. Muối ăn: 2-4g.
7. Sữa bột tách bơ: 25-50g.
8. Ðường: 10g.
Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù; Khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nướ
Chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân hội chứng thận hư
- Hằng ngày phải vệ sinh răng, miệng và tai mũi họng. Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm hay rửa bằng nước ấm tuỳ tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Khi chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư cần lưu ý móng tay và chân phải được cắt ngắn và sạch sẽ, tránh các vết gãi gây sây sát da, nhất là các nơi ẩm thấp dễ gây bội nhiễm.
- Vải trải giường, quần áo và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.
- Phát hiện sớm các vết loét để điều trị cho bệnh nhân, như rửa bằng nước muối sinh lý, nước oxy già. Các biến chứng khác cần theo dõi để có kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.
Thực hiện y lệnh:
Chúng ta nên thực hiện các thuốc uống hay tiêm tuỳ theo y lệnh. Đối với những bệnh nhân hội chứng thận hư phù nhiều nên hạn chế thuốc tiêm. Các thuốc thường sử dụng như thuốc lợi tiểu, corticoid, kháng sinh. Sử dụng các thuốc corticoid cần cho bệnh nhân uống sau khi ăn no, nên chia thuốc làm ít lần trong ngày giúp trung hòa và lam người bệnh thoải mái hơn.
[CÓ THỂ BẠN CẦN] >> Tìm Hiểu Các Dịch Vụ Chăm Sóc Người Già | Tại Nhà
Thực hiện các xét nghiệm:
- Đối với máu: protein, điện di protein, ure và creatinin, bilan lipid.
- Đối với nước tiểu: protein niệu, tế bào vi trùng niệu.
Theo dõi bệnh nhân hội chứng thận hư:
Các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp.
- Theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Theo dõi cân nặng hàng ngày.
- Theo dõi tình trạng phù.
- Theo dõi tình trạng đau bụng.
- Theo dõi các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc corticoid.
Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình:
- Hướng dẫn cách phát hiện bệnh tật.
- Hướng dẫn cách vệ sinh răng, miệng và da cũng như cách ăn uống khi chăm sóc bệnh nhân.
- Hưỡng dẫn cách lao động cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.
- Hướng dẫn cách uống thuốc và tái khám định kỳ.
Để chúng ta có thể chọn lựa phương án chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư một cách tốt nhất khách hàng nên quan sát chọn những biện pháp bảo vệ và chăm sóc người thân của mình đơn giản. Bạn cũng có thể nhờ đến dịch chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư chuyên nghiệp để an tâm công tác làm việc. Chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe tốt.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC
- Địa chỉ: 152/54/11 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Tp. HCM
- Hotline: 0934.13.25.23
- Email: ttamvaduc.mt@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/Tamvaduc/
- Website: https://chamsocsuckhoeviet.com.vn/
- Medium: https://medium.com/@shopmypham22/cham-soc-benh-nhan-hoi-chung-than-hu/
- Nguồn: https://chamsocsuckhoeviet.com.vn/cham-soc-benh-nhan-hoi-chung-than-hu/