Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm | Đúng Cách | Toàn Diện Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM | ĐÚNG CÁCH | TOÀN DIỆN NHẤT

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm có vai trò quan trọng không kém so với điều trị thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần có chế độ chăm sóc riêng biệt và phù hợp nhất để đảm bảo tình trạng vết thương sau phẫu thuật có tiến triển tốt, giảm nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm dưới đây để có hướng xử trí đúng cách trong trường hợp này.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm | Đúng Cách | Toàn Diện Nhất

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

1.Chăm sóc tại Bệnh viện

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần được chăm sóc tại bệnh viện một thời gian trước khi xuất viện. Trong giai đoạn này, người nhà cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như sau:

Vận động, sinh hoạt:

  • Nằm trên giường cứng có gối kê đầu thấp.
  • Hạn chế vận động tối đa, đặc biệt tránh các động tác xoắn vặn cơ thể trong 24h đầu tiên sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Đại tiểu tiện tại chỗ sau mổ 48 giờ đầu với sự hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau mổ nhằm hạn chế vận động tối đa.
  • Thời gian từ 2 – 3 ngày đầu, bệnh nhân có thể có cảm giác viêm đau, sưng tấy vùng hầu họng và ho do ảnh hưởng của việc gây mê nội khí quản trong quá trình mổ. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc ngậm để làm giảm tình trạng này.
  • Trong trường hợp vết mổ bình thường, không có biến chứng, bệnh nhân có thể tập ngồi dậy và đi lại từ ngày thứ nhất đến ngày thứ hai sau mổ. Khi tập cần dùng nẹp thắt lưng và có người dìu.
  •  Lưu ý: Trong quá trình luyện tập nên tạm dừng khi có các triệu chứng bất thường xảy ra như đau, tê tay tê chân tăng lên,…
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm | Đúng Cách | Toàn Diện Nhất
Bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần sự hỗ trợ của nẹp lưng, đai lưng

Theo dõi và chăm sóc vết mổ

  • Thay băng vết mổ : thực hiện 2 ngày/1 lần.
  • Riêng những vết mổ đặc biệt (vết mổ lớn, thấm dịch nhiều, vết mổ nhiễm trùng…) cần thay băng 1 lần/ngày hoặc 2 lần /ngày tùy theo tình trạng vết mổ.
  • Những trường hợp vết mổ diễn biến bình thường sẽ được cắt chỉ sau (14 ngày) tính từ ngày mổ.
  • Theo dõi vết mổ và thận trọng nếu có các dấu hiệu: tấy đỏ, thấm dịch từ vết mổ, tình trạng tụ máu vết mổ, nguy cơ rò dịch não tủy (chảy dịch trong, không màu không mùi).
  • Trong những ngày đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê có thể gặp như rét run, mạch nhanh, đau đầu,… Cần theo dõi sát và thực hiện giảm đau, một số trường hợp cần thở oxy hỗ trợ, truyền dịch và điện giải đầy đủ cho bệnh nhân.
  • Trường hợp trướng bụng sau mổ: có thể tiến hành chườm nóng, xoa nhẹ trên bụng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra cần hạn chế cho bệnh nhân ăn uống cho đến khi trung tiện được mới tiến hành cho ăn lại.

XEM THÊM: Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Gãy Xương An Toàn Hiệu Quả

Can thiệp bằng thuốc

  • Giảm đau sau mổ: biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân thường sẽ trải qua cảm giác đau, stress và khó chịu nhất vào thời gian 24h đến 48h sau phẫu thuật. Những triệu chứng trên sẽ giảm dần theo thời gian. Bệnh nhân có thể được sử dụng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Paracetamol/ Nefopam) kết hợp một opiat (morphine) để giúp làm dịu tình trạng đau.
  • Các nhóm thuốc hỗ trợ sau mổ: thường dùng nhất là các loại kháng sinh đường tĩnh mạch 7-10 ngày, kết hợp thuốc bảo vệ dạ dày (Esomeprazole/ Gastropulgist), giãn cơ (Myonal, Coltramyl), chống phù nề (Alphachymotrypsin), thuốc hỗ trợ thần kinh (Vitamin 3B),… và một số nhóm thuốc kháng.

Ăn uống và dinh dưỡng sau mổ

  • Khi bệnh nhân có thể trung tiện được bình thường thì có thể uống nước và ăn các thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa,…
  • Chế độ ăn uống của người bệnh cần phải đầy đủ, không ăn kiêng.
  • Nên ưu tiên các loại thức ăn nhiều đạm, nhiều rau, chuối chín, khoai lang luộc. Ngoài ra cần phải chú ý uống nhiều nước.

2.Chăm sóc tại nhà

Đeo nẹp thắt lưng sau mổ:

  • Đeo nẹp thắt lưng sau mổ là giải pháp nhằm đảm bảo sức khỏe cho vị trí mổ. Thời gian bệnh nhân cần đeo nẹp thông thường là 3 tháng sau mổ. Sau thời gian này, bệnh nhân có thể tháo bỏ áo nẹp ra khi nằm nghỉ và buổi tối khi ngủ.
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm | Đúng Cách | Toàn Diện Nhất
chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm – đeo nẹp thắc lưng
  • Khi dùng nẹp cũng không nên lạm dụng đeo nẹp quá lâu. Điều này sẽ khiến cho hệ thống khối cơ cạnh sống nhão và giảm trương lực cơ. Từ đó dẫn đến tình trạng cột sống sẽ bị yếu đi sau khi tháo nẹp.

THAM KHẢO THÊM: Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ U Não >>> Click ngay

Về vận động, sinh hoạt

  • Sau khi xuất viện, bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà, lên xuống cầu thang. Cần tiến hành chậm rãi để cột sống quen dần. Lưu ý: tránh tuyệt đối các động tác xoắn vặn cột sống, cúi ưỡn cột sống trong vòng 3 tháng đầu sau mổ để không ảnh hưởng đến vị trí phẫu thuật.
  • Nên cho bệnh nhân sử dụng ghế có lưng tựa chắc chắn, thành ghế tựa vuông góc với mặt ghế.
  • Không nằm ngủ trên những nơi không bằng phẳng như: võng, trên ghế sofa,… vì sẽ ảnh hưởng đến cột sống sau mổ.
  • Không thực hiện các sinh hoạt cúi gập người như: cúi bê chậu áo quần, chậu cây cảnh, không ngồi bệt xếp khoanh chân vòng tròn.
  • Ngay cả khi tắm rửa và đi vệ sinh cũng cần khuyên bệnh nhân nên ưu tiện lựa chọn tư thế ngồi có dựa lưng.
  • Bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm nên nằm ở tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra cũng không nên giữ một tư thế kéo dài.
  • Khi xoay người trong quá trình ngủ cần chậm rãi xoay cả người và chân, điều này giúp tránh được tình trạng xoắn vặn cột sống.
  • Tư thế ngồi : nên ngồi trên ghế đứng và vững chãi, có điểm tựa cho lưng, chân chạm đất, không nên ngồi ghế thấp, mềm và ghế sofa. Trong những tuần hậu phẫu dầu tiên không nên ngồi lâu quá 20-30 phút. Và quan trọng là nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi.
  • Tư thế đứng : hai chân dang rộng bằng vai hông, giữ thẳng đầu, thả lỏng cơ vai và cổ, trọng tâm đều 2 chân.
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm | Đúng Cách | Toàn Diện Nhất
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tích cực luyện tập

3.Tiến độ phục hồi sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật 1 đến 3 tháng

  • Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng sau hậu phẩu thoát vị đĩa đệm như: có cảm giác co giật tại cột sống, co giật dọc chân tay, cảm giác tê bì kiến bò, cảm giác vùng phẫu thuật bị bóp chặt, co rút… Khi gặp phải những trường hợp này bệnh nhân không cần quá lo lắng, có thể dùng thêm thuốc giãn cơ vân, thuốc chống tê bì và bổ dưỡng thần kinh. Thông thường các triệu chứng tê có xu hướng giảm dần và mất đi sau 3 đến 6 tháng.
  • Sau mổ khoảng 3 tháng là giai đoạn vị trí phẫu thuật dần ổn định. Thời gian này bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chơi được các môn thể thao như: bơi, thả lỏng cột sống trên xà đơn, đạp xe, lái ôtô.
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm | Đúng Cách | Toàn Diện Nhất
Bơi lội – môn thể thao phù hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm
  • Sau 6 tháng nếu các triệu chứng cột sống ổn định, có thể chơi được hầu hết các môn thể thao. Tuy nhiên bệnh nhân nên tránh các môn thể thao có tính chất va chạm mạnh như đá bóng, chạy nhanh, leo trèo núi…

XEM THÊM: >>> Dịch Vụ Chăm Sóc Người Bệnh>>> TẠI ĐÂY

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button