Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn Cuối Và Những Điều Cần Biết

Rate this post
  • Xơ gan là một trong những bệnh lý được liệt kê vào danh sách các bệnh nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và tỷ lệ chữa khỏi bệnh thành công là không thể. Vậy bệnh xơ gan giai đoạn cuối có chữa được không? Đến giai đoạn cuối của bệnh, lúc này các triệu chứng đã trở nên nghiệm trọng, người bệnh chỉ còn 1 lựa chọn duy nhất đó chính là ghép gan mới có thể duy trì được sự sống.

Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn Cuối Và Những Điều Cần Biết

Các triệu chứng của người bệnh xơ gan giai đoạn cuối?

Người bệnh xơ gan càng điều trị sớm càng tốt để có thể tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số những triệu chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối mà bạn cần phải chú ý:

  • Gan to hơn: Hiện tượng này là do các mô xơ và khối u trên gan đã lan rộng quá nhiều. Chứng bệnh này gây ra cho người bệnh cảm giác đau đớn ở vùng sườn phải. Trường hợp gan ta sẽ có thể khiến cho phần cơ hoành bị chèn ép, giãn ra quá nhiều.
  • Bụng bị chướng to dần, nổi gân xanh, bóng. Đây là những biểu hiện của bệnh xơ gan cổ trướng phát triển ngay sau xơ gan giai đoạn cuối.
  • Sức khỏe của bệnh nhân được giảm đi một cách rõ rệt, bệnh nhân không thể hoạt động sinh hoạt một cách bình thường được, cơ thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, tinh thần giảm minh mẫn, có xu hướng lười vận động, nằm nhiều một chỗ.
  • Xuất hiện dấu hiệu vàng mắt, có thể bị quáng gà.
  • Xuất hiện những căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa do khả năng chuyển hóa và đào thải chất độc ở gan bị suy giảm nghiêm trọng khiến chúng đi vào đường tiêu hóa.
  • Cơ thể có thể bị sốt, nôn ói. Ngoài ra có thể dẫn tới tình trạng hôn mê.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan giai đoạn cuối?

Theo các chuyên gia Y tế, yếu tố gây bệnh rất đa dạng nhưng nguyên nhân xơ gan thường gặp nhất là do:

Do virus:

  • Bệnh viêm gan B, C nếu không được điều trị trong thời gian dài hoặc chữa không đúng cách sẽ gây ra xơ gan và các tổn thương gan nghiêm trọng khác.

Nhiễm ký sinh trùng:

  • Thói quen ăn uống không khoa học, mất vệ sinh khiến người bệnh dễ nhiễm ký sinh trùng sán lá gan và tăng nguy cơ bị xơ gan.

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá:

  • Lượng độc tố lớn trong bia rượu, thuốc lá không được gan đào thải hết sẽ tích tụ, gây suy giảm chức năng gan.

Bệnh di truyền:

  • Bệnh Hemochromatosis, Wilson gây tích tụ sắt, đồng trong cơ thể và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng.

 Nhiễm hóa chất độc hại:

  • Một số chất độc như thạch tín, thủy ngân,… dễ gây bệnh xơ gan khi xâm nhập vào cơ thể trong thời gian dài.

 Nguyên nhân gây xơ gan khác:

  • Béo phì, dùng quá liều thuốc Acetaminophen, nghẽn ống dẫn mật,…

Bệnh xơ gan giai đoạn cuối có chữa không?

Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn Cuối Và Những Điều Cần Biết

Phương pháp chọc hút dịch cổ trướng:

  • Phương pháp điều trị này giúp cho người bệnh không bị biến chứng nặng thành suy gan.
  • Người bệnh sẽ có lịch định kỳ để hút dịch trong khoang bụng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà khoảng cách giữa các ngày đi chọc dịch không giống nhau.
  • Áp dụng phương pháp điều trị này cần sự kiên trì và dũng cảm của người bệnh.

Cấy ghép gan

  • Cách này chỉ được áp dụng khi chức năng gan của người bệnh bị biến mất hoàn toàn và không thể nào cứu vãn được nữa.
  • Người bệnh sẽ bị cắt bỏ gan và thay thế gan mới của người hiến.
  • Phương pháp này rất tốn kém do đòi hỏi trình độ kĩ thuật cua y bác sĩ cũng như trình độ kĩ thuật cao.

Phương pháp tế bào gốc

  • Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay để điều trị xơ gan giai đoạn cuối. Cách tiến hành như sau:
    • Bác sĩ lấy tế bào của người bệnh để nuôi chúng sao cho khả năng chống lại các tế bào không bình thường tăng lên.
    • Sau khi nuôi thành công, tế bào này lạ được đưa vào cơ thể để chóng chọi với các tế bào xơ gan.
  • Nhưng phương pháp này có chi phí khá cao và không phải người bệnh nào cũng có thể phù hợp với cách này.

Người mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối cần chú ý điều gì?

Bên cạnh việc điều trị, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để bảo vệ chức năng gan. Người nhà bệnh nhân cần lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh như sau:

  • Người bệnh xơ gan giai đoạn cuối cần ăn uống cân đối giữa các thành phần: Chất đường, béo, đạm, rau và trái cây
  • Hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri chỉ được 2,5 g một ngày.
  • Không nên ăn các thức ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn và các thức ăn không đảm bảo vệ sinh
  • Người bệnh nên uống khoảng 1-1.5 lít nước mỗi ngày
  • Tránh ăn mỡ động vật, bơ, thay bằng dầu hoặc bơ thực vật
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Nên tiêm phòng viêm gan B.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

  • Phone : 0934.13.25.23 (Mr Thăng)
  • Địa chỉ : 152/54/11 Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, TP.HCM
  • Mail : tamvaduc.mt@gmail.comew

Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button