Bệnh Mất Trí Nhớ Của Người Già Và Những Điều Bạn Cần Biết
Bệnh Mất Trí Nhớ Của Người Già Và Những Điều Bạn Cần Biết !
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh mất trí nhớ của người già và hiện nay có gần 9 triệu người trên thế giới đã mắc phải bệnh nguy hiểm này.
- Vậy bệnh mất trí nhớ của người cao tuổi là bệnh như thế nào ? Nguyên nhân và dấu hiệu dẫn tới bệnh nguy hiểm đó là gì ? Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Bệnh mất trí nhớ của người già là gì ?
- Bệnh mất trí nhớ của người già là một trong những căn bệnh có thể được cân nhắc là khá nguy hiểm và thường phổ biến ở những người lớn tuổi, thường là những người từ 65 tuổi trở lên.
- Căn bệnh này khiến cho người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn, trí nhớ không còn được minh mẫn, có người không còn khả năng để chăm sóc bản thân nữa và hơn hết là họ không thể kiểm soát được hết cảm xúc của mình.
Nguyên nhân dẫn tới việc mất trí nhớ ở người cao tuổi
Do tuổi tác :
- Nguyên nhân đầu tiên gây nên bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi chính là do neuron thần kinh đã bị lão hóa.
- Sự suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể cùng với sự lão hóa của não bộ đã khiến những phản xạ có điều kiện như tư duy, ghi nhớ,… bị rối loạn.
- Nếu bệnh nhân không được theo dõi hay khơi gợi thường xuyên thì rất dễ rơi vào trạng thái quên lãng.
Bệnh mất trí nhớ của người già
Do bệnh tật :
- Bệnh suy giảm trí nhớ cũng là một trong những hệ lụy khi người mắc bệnh bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, lạm dụng các loại thuốc ngủ; chống trầm cảm, thường bị stress, nghiện rượu, bệnh Alzheimer,…
- Các triệu chứng của hệ lụy trên sẽ ngày càng nghiêm trọng khi người bệnh càng lớn tuổi, bệnh nhân có thể sẽ bị mất trí nhớ tạm thời, dễ quên và không thể nhớ lại các sự việc đã vừa diễn ra trước đó, nhưng chỉ là tạm thời.
Tuy có khá nhiều nguyên nhân gây ra nhưng 2 nguyên nhân chính trên đã dẫn tới bệnh mất trí nhớ của người già.
Dấu hiệu khi bị mất trí nhớ lúc cao tuổi
Một số các dấu hiệu phổ biến thường thấy của bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi là :
- Họ thường gặp nhiều khó khăn trong những công việc hằng ngày như nấu ăn, nghe điện thoại và thường khá bối rối trong việc mặc đồ.
- Thường xuyên quên những từ ngữ đơn giản, từ đó sẽ khiến người bệnh trở nên khó giao tiếp hơn.
- Không thể nhớ những nơi quen thuộc như là địa chỉ nhà, những địa chỉ muốn tới và đường để về nhà. Có khi còn bị nhầm lẫn giữa ban ngày và ban đêm.
- Người bị suy giảm trí nhớ thường rất khó chịu, nghi ngờ, hay lo lắng và thường bị kích động mạnh khi gặp phải các trường hợp gây trở ngại cho bộ nhớ.
Các cách chăm sóc người lớn tuổi khi bị mất trí nhớ
Bước đầu tiên là phải chẩn đoán đúng được những nguyên nhân gây ra triệu chứng của bệnh này. Vậy nên trước tiên việc cần làm là nhanh chóng đưa người có các dấu hiệu trên tới các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra toàn diện.
Về việc vệ sinh cá nhân :
- Cần chủ động nhắc nhở và chuẩn bị đồ giúp họ. Có thể chỉ cần thay quần áo cho họ mỗi ngày và lau sơ người ( vào mùa đông trời lạnh nên từ 3-4 ngày mới tắm một lần ).
- Chuẩn bị nước phù hợp với thời tiết, không quá lạnh cũng không quá nóng sẽ giúp sức khỏe người bệnh tốt hơn, ít bị cảm cúm.
- Nên chuẩn bị ghế để ngồi khi tắm để tránh té ngã.
Đối với ăn uống và sinh hoạt hằng ngày :
- Những người mất trí nhớ thường sẽ không nhớ rằng mình đã ăn hay chưa, vậy nên người nhà cần theo dõi và nhắc nhở ăn và uống thuốc đúng giờ.
- Nên cho người bệnh ăn nhiều món và thêm các bữa phụ trong ngày để tăng khẩu vị cũng nhứ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho họ. Nhiều người sẽ quên cách cầm đũa muỗng, có thể thay thế bằng những món ăn có thể cầm tay.
Đối với giấc ngủ :
- Giấc ngủ thường rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là những người bị suy giảm trí nhớ. Người nhà nên khuyến khích họ tham gia nhiều hoạt động vào ban ngày để có thể ngủ ngon giấc vào ban đêm và tránh ngủ vào ban ngày quá nhiều.
- Không được sử dụng thuốc ngủ khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
- Tránh uống quá nhiều nước vào buổi chiều tối sẽ khiến bệnh nhân bị thức giấc tiểu đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ.
Đối với nhà và phòng ngủ :
- Phòng ngủ phải luôn gọn gàng, sạch sẽ, ít đồ đạc để tránh va chạm và dễ đi lại. Nên treo những bức ảnh kỉ niệm của người bệnh sẽ khiến trí nhớ được kích thích tốt hơn.
- Nên treo đồng hồ và những cuốn lịch có chữ to để nhắc cho họ về ngày giờ dễ dàng hơn.
Gia đình, người thân và con cháu nên trò chuyện với người bệnh thường xuyên hơn để tạo sự gần gũi giúp cho việc kích thích trí nhớ. Có thể cho bệnh nhân đeo vòng tay có ghi tên, địa chỉ hay số điện thoại để người khác có thể liên lạc và giúp đỡ.
Thông tin liên hệ
Tâm và Đức là một trong những đơn vị đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực Chăm sóc bệnh nhân, Chăm sóc người cao tuổi tại nhà và các bệnh viện. Với đội ngủ nhân viên nhiệt tình, thân thiện, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, chúng tôi đã giúp đỡ nhiều gia đình các công tác kỹ thuật trong chăm sóc người lớn tuổi bị mất trí nhớ.
CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC
Phone : 0934.13.25.23 (Mr Thăng)
Địa chỉ : 152/54/11 Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, TP.HCM
Mail : tamvaduc.mt@gmail.com