Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

Rate this post

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa rất nguy hiểm và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Việc nắm rõ nguyên nhân ung thư dạ dày là vấn đề rất quan trọng, người bệnh cần đặc biệt chú ý. Cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

Xem ngay: Bảng giá dịch vụ chăm sóc người bệnh

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến hiện nay do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không điều độ, hàng năm có tới 80.000 người trên thế giới tử vong do bệnh này. Bởi vậy, việc nắm rõ nguyên nhân ung thư là việc rất quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này hiệu quả. Phát hiện sớm bệnh để có hướng chữa trị kịp thời.

Các tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày có thể kể tới bao gồm:

  • Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là tác nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu, người bệnh cần hết sức lưu ý.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, đồ nướng, chiên xào, các thực phẩm chứa chất bảo quản… là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
  • Người mắc bệnh thiếu máu ác tính.
  • Bị viêm dạ dày thể teo, viêm loét dạ dày mãn tính do vi khuẩn Hp nhưng không được điều trị triệt để.
  • Người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.
  • Bệnh nhân thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…
  • Tâm lý: Thường xuyên lo lắng, trầm cảm, căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, đây là tác nhân gián tiếp gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Xuất hiện triệu chứng đau

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Xuất hiện triệu chứng đau

Cơn đau cấp tính: Thường khởi phát nhanh chóng và đột ngột, đau dữ dội, đây là triệu chứng báo hiệu tế bào mô bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc trưng cơn đau của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối là đau dữ dội, việc uống thuốc giảm đau không có tác dụng. Gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Cơn đau mãn tính: Đau từ vừa tới nặng, cơn đau kéo dài liên tục từ vài tuần đến vài tháng, có thể giảm đau bằng cách sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Nguyên nhân đau chủ yếu là do khối u di căn tới xương hoặc do khối u quá lớn gây chèn ép dây thần kinh. Suy kiệt thể trạng và tinh thần.

Buồn nôn và nôn

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Buồn nôn

Ung thư dạ dày thường buồn nôn. Buồn nôn và nôn là 2 triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, chủ yếu là do:

  • Dạ dày bị đầy hơi do bị kích thích và có khối u chèn ép
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau và thuốc chống ung thư
  • Tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp
  • Các bệnh lý ở đường tiêu hóa khác

Khô miệng, chán ăn

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Khô miệng

Triệu chứng phải kể đến khô miệng. Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối khiến người bệnh khó chịu. Triệu chứng này xảy ra là do các yếu tố liên quan tới việc điều trị như sử dụng thuốc an thần, thuốc chống co cắt, thuốc chống trầm cảm và điều trị xạ trị vùng mặt. Nếu tình trạng khô miệng, kém ăn kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái suy nhược, sụt cân và thiếu máu, ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị.

Tiêu chảy, táo bón

Bệnh nhân thường uống ít nước, ít hoạt động khi mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, điều này có thể dẫn tới tình trạng táo bón. Ngoài ra, sự suy yếu của sàn chậu và các cơ bụng ở người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ gây giảm khả năng bài tiết qua trực tràng cũng có thể gây táo bón.

Ngoài ra, trong thời gian điều trị, bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng cholin, thuốc chống trầm cảm sẽ gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột dẫn tới tình trạng táo bón.

Còn hiện tượng tiêu chảy là do rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột khi sử dụng các loại thuốc và biện pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Thiếu máu và sụt cân

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Thiếu máu và sụt cân

Do các triệu chứng trên, nên mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường kém ăn, mất ngủ dẫn tới cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng sụt cân và thiếu máu.

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn thể xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như đau bụng dưới, khó nuốt, sốt cao… Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh đã biểu lộ rõ ràng, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Xem thêm>> DẤU HIỆU UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN 1

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Dựa vào thời điểm phát hiện ra bệnh ung thư dạ dày cũng như dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp cho câu hỏi ung thư dạ dày sống được bao lâu. Thực tế người bị ung thư dạ phải trải qua 5 giai đoạn, bắt đầu từ giai đoạn tiền ung thư cho đến giai đoạn cuối và theo đó thời gian sống của bệnh nhân cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tiền ung thư

Khối u bắt đầu xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, nếu được điều trị kịp thời bệnh sẽ không gây nguy hiểm.

  • Giai đoạn 1

Với bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn 1, 8/10 người sống được ít nhất là trong 5 năm sau khi đã chẩn đoán bệnh. Không may là rất ít người phát hiện bệnh ở giai đoạn này, chỉ có 1/100 trường hợp phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn 1.

  • Giai đoạn 2

Có 6 trong 100 người bị bệnh ung thư dạ dày được chẩn đoán đã bước sang giai đoạn 2 (nghĩa là 6%). Ở giai đoạn này, 5/10 người (56%) được đoán sẽ sống ít nhất là 5 năm.

  • Giai đoạn 3

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là phổ biến nhất. Có khoảng 1 trong 7 người được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn 3 (14%). Ở giai đoạn 3A 38% người bệnh sống được ít nhất là 5 năm, ở giai đoạn 3B có 15% tức là 1 trong 6 người sống được hơn 5 năm.

  • Giai đoạn 4

80%, tức là 8 trong số 10 người mắc ung thư dạ dày giai đoạn bốn, nghĩa là ung thư đã lan rộng hơn. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót ở giai đoạn 4 còn thấp hơn so với giai đoạn 3 của bệnh ung thư dạ dày. Ở giai đoạn này, tỉ lệ bệnh nhân sống được trên 5 năm chỉ có 5% nghĩa là 1 trong 20 người. Phần lớn người bệnh chỉ sống được từ 1 – 2 năm khi mắc ung thư dạ dày giai đoạn 4.

Kết luận, tỷ lệ sống của người bị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào giai của bệnh cũng như các yếu tố khác. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sẽ cao hơn nhờ thực hiện phẫu thuật, khi bệnh ở giai đoạn sau thì việc phẫu thuật không còn hiệu quả thì mục tiêu điều trị là duy trì sự sống, lúc này sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh cũng như biện pháp điều trị. Nhưng có một điều chắc chắn là nếu bệnh ung thư dạ dày thì tỷ lệ tử vong trong khoảng 5 năm là 98%.

Cách chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Cách chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Mục tiêu trong việc chữa bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối là duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, có thể dựa vào:

– Áp dụng liệu pháp toàn thân nhắm vào các tế bào ung thư trên khắp cơ thể (chẳng hạn như phương pháp hóa trị liệu).

– Tiến hành liệu pháp nhắm vào các tế bào ung thư tại dạ dày (Chẳng hạn như phẫu thuật và xạ trị).

Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối:

Áp dụng phương pháp hóa trị

Dùng thuốc chống ung thư được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống qua đường uống dưới dạng thuốc viên là một trong các cách chữa bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân. Những loại thuốc này đi vào máu và tiếp cận tất cả các khu vực của cơ thể, việc điều trị này hữu ích cho bệnh ung thư di căn đã lan đến các cơ quan ngoài nơi nó bắt đầu.

Dùng phương pháp phẫu thuật

Là giải pháp với mục đích loại bỏ ung thư, một phần, toàn bộ dạ dày, một số hạch bạch huyết gần đó.

Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ ung thư, một phần hoặc toàn bộ dạ dày và một số hạch bạch huyết gần đó.

Phương pháp xạ trị

Đây cũng là một trong các cách chữa bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Bác sĩ sẽ sử dụng tia năng lượng cao hoặc các hạt để tiêu diệt tế bào ung thư trong một vùng cơ thể cụ thể. Bức xạ có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau nhằm giúp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả.

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối
Phương pháp xạ trị

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp chăm sóc giảm nhẹ để giảm đau, giảm tác dụng phụ của các biện pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Chúng ta có thể chữa trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và duy trì sự sống cho bệnh nhân mắc phải nếu thực hiện đúng, người bệnh lạc quan. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, cũng đừng quá buồn rầu mà sự sống hạn chế lại. Người bệnh cần có khoảng thời gian sống yêu đời, tuân thủ theo chữa trị của bác sĩ để mỗi ngày luôn là niềm vui. Tinh thần là yếu tố để sống lâu hơn.

Xem thêm>> Cách Chữa Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối Bạn Nên Biết

Link: http://bit.ly/2EpPaOO

Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà
Cách chăm sóc sức khỏe tại nhà
Dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà
Chăm sóc sức khỏe tại nhà là gì
Chăm sóc bệnh tại nhà
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button