Mách Bạn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Đúng Cách

Rate this post

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm phổi nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Việc điều trị còn phải phụ thuộc vào việc chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân viêm phổi để kiểm tra tình trạng bệnh, sức khỏe… Việc chẩn đoán giúp các bác sĩ có thể đưa ra những xét nghiệm đúng đắn khi điều trị bệnh ở dạng viêm phổi cấp tính hay viêm phổi mãn tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân viêm phổi sao cho đúng khoa học nhất

Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi:

Do phế cầu khuẩn Gram (+):

  • Loại vi khuẩn này được phân lập từ năm 1883 do Talamon. Đến nay người ta đã biết trên 75 chủng và biết rõ týp 1,2,3 gây bệnh ở người lớn và týp 4 gây bệnh ở trẻ em. Phế cầu khuẩn bình thường vẫn cư trú ở đường hô hấp.
  • Khi gặp điều kiện thuận lợi như: Giảm khả năng miễn dịch cơ thể, giảm cơ chế chống đỡ của đường hô hấp…. Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi thùy thường gặp ở người trẻ và gây viêm phế quản cấp hay gặp ở trẻ em và người già.
  • Do thời tiết trở lạnh.
  • Tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp. Do bất kỳ trạng thái bệnh lý nào đều làm tắc nghẽn phế quản, cản trở thông khí phổi bình thường.
  • Bệnh nhân có ức chế miễn dịch. Do dùng Corticoid, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải.
  • Thuốc lá. Khói thuốc lá làm giảm hoạt động của tế bào có lông chuyển, tăng tiết đờm rãi, giảm hoạt tính thực bào của đại thực bào phế nang.
  • Nằm bất động lâu. Những bệnh nhân nằm bất động lâu trên giường đều dễ bị viêm phổi.
  • Giảm phản xạ ho. Ho là phản xạ bảo vệ tống đờm rãi, giảm bớt tắc phế quản và do đó làm sạch đường thở. Khi phản xạ ho bị ức chế (do dùng thuốc hoặc suy yếu hoặc hôn mê) dễ bị viêm phổi.
  • Nghiện rượu. Uống nhiều rượu làm giảm phản xạ bảo vệ của cơ thể, giảm sự huy động bạch cầu chống nhiễm khuẫn.
  • Người già, người bị suy kiệt. Dễ bị viêm phổi do giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Nhiễm virus đường hô hấp trên. Các virus như cúm, á cúm, virus hợp bào, Adenovirut …vv. Làm suy giảm sự bảo vệ của đường hô hấp dễ phát triển viêm phổi do vi khuẩn.

Mách Bạn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Đúng Cách

Mách Bạn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Chuẩn Khoa Học Nhất:

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi đúng cách:

Đầu tiên, điều dưỡng viên cần hỏi thăm về tình trạng và tiền sử bệnh như:

  • Thời gian phát bệnh đã bao lâu
  • Có tiền sử bệnh mãn tính không? Có xảy ra theo mùa không?
  • Các nguyên nhân phỏng đoán: dầm mưa, cảm lạnh, tiếp xúc với người mắc bệnh…
  • Có mắc các bệnh liên quan tai, mũi, họng không?

Chống mất nước:

  • Để chống mất nước do sốt, tăng thở cơ thể bị mất nước nên cần phải cho bệnh nhân uống nhiều nước. Trung bình từ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Có thể cho bệnh nhân uống sữa, nước hoa quả, nước canh, súp vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng chống mất nước.
  • Bạn có thể truyền dịch cho người bệnh nếu có chỉ định của bác sĩ

Mách Bạn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Đúng Cách

Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân viêm phổi tại nhà:

  • Sau khi người bệnh đã hết sốt thì cần phải tăng hoạt động thể lực từ từ. Hướng dẫn cho người bệnh tập thở sâu, tập ho để có thể làm sạch đường thở, giãn nở phổi.
  • Hẹn bệnh nhân trở lại để kiểm tra X – quang phổi sau 1 tháng kể từ khi ra viện.
  • Khuyên người bệnh cần bỏ không hút thuốc lá do thuốc lá phát hủy hoạt động lông mao của những tế bào lông chuyển. Trong khi đó, sự hoạt động lông mao này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong làm sạch không khí đường thở. Hút thuốc lá sẽ kích thích các tế bào tiết nhầy của phế quản và gây ức chế chức năng đại thực bào của phế nang.
  • Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm việc quá sức.
  • Không được uống rượu sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Khuyên người bệnh ăn uống bồi bổ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khuyến cáo người bệnh tiêm phòng cúm nếu có thể thực hiện được.

Lưu thông đường thở:

  • Người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày: Từ 2 – 2,5 lít. Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, dễ tống ra ngoài hơn. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ bù lại lượng nước bị mất do sốt, thở nhanh. Có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh.
  • Làm ẩm và nóng không khí cũng có tác dụng làm loãng đờm, dễ long đờm hơn. Dặn người bệnh đeo khẩu trang, hít vào bằng mũi, thở ra qua môi khép kín.
  • Giúp người bệnh ho hiệu quả:
    • Ho ở tư thế ngồi, hơi cúi về phía trước do tư thế thẳng vuông góc sẽ ho mạnh hơn.
    • Hít vào chậm qua mũi và thở ra qua môi khép kín
    • Đầu gối, hông ở tư thế gấp giúp cơ bụng mềm và ít bị căng cơ bụng mỗi khi ho
    • Ho 2 lần trong mỗi lần thở ra trong khi co cơ bụng đúng lúc ho
  • Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực giúp tống đờm nhầy ra ngoài. Sau khi thực hiện bảo người bệnh thở sâu, ho mạnh để tống đờm ra ngoài. Trường hợp người bệnh quá yếu đờm nhiều và không thể ho hiệu quả thì có thể thực hiện hút đờm rãi cho người bệnh.
  • Thở oxy nếu có chỉ định và cần phải có sự theo dõi hiệu quả thở oxy, nồng độ oxy
  • Sử dụng kháng sinh, thuốc loãng đờm theo chỉ định

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ

  • Địa chỉ: 152/54/11 Lạc Long Quân, P. 3, Q. 11, HCM
  • Hotline: 0934.13.25.23
  • Email: tamvaduc.mt@gmail.com
  • Websitechamsocsuckhoeviet.com.vn

 

Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

giúp việc nhà theo giờ
tìm việc làm
tìm người giữ em be tại tphcm
giúp việc theo giờ quận 7
giúp việc nhà theo giờ quận 2
giá giúp việc theo giờ
người tìm việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button