Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não

3/5 - (1 bình chọn)

Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não

 

Nếu như chúng ta lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não, xuất huyết não đúng cách sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng hồi phục trở về cuộc sống bình thường. Việc chăm sóc người bệnh sau tai biến là rất quan trọng nên kết hợp đủ các phương pháp như dùng thuốc, phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi,… để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chăm sóc.

Bật Mí Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Hiệu Quả

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Như Thế Nào?

Mách Bạn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Rối Loạn Tiền Đình Sao Cho Đúng

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần lưu ý

 

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não
Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần lưu ý

Vệ sinh cá nhân

 

Việc thực hiện các bước vệ sinh của người bị liệt hoàn toàn bị phụ thuộc vào người chăm sóc. Vì vậy, người nhà cần chú ý tắm rửa, đánh răng hàng ngày, gội đầu tuần 1- 2 lần cho bệnh nhân hoặc chăm sóc bệnh nhân dựa theo thói quen hàng ngày của người bệnh bạn nhé.

Bạn  có biết không bệnh nhân liệt nửa người bị ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tròn nên không tự chủ được việc đại tiểu tiện của mình đúng không nào.

Vì vậy chúng ta thấy họ thường bị viêm đường tiết niệu. Cách xử lý tốt nhất là với bệnh nhân nữ nên đóng bỉm, lót giấy thấm, bệnh nhân nam nên dùng ống tiểu. Vệ sinh cẩn thận và lau khô cho bệnh nhân sau khi đại tiểu tiện giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, chống lại viêm nhiễm đường tiết niệu một cách khoa học nhất.

>>> Chăm sóc bệnh nhân

Đề phòng loét da do nằm lâu

 

Bạn có biết không thường người bệnh tai biến mạch máu não bị liệt nửa người, thường xuyên phải nằm lâu một chỗ, không đi lại được, thì biến chứng rất thường gặp là loét. Thường gặp loét ở những chỗ bị tỳ đè nhiều như vùng cùng cụt, hai gót chân, hai bả vai, lưng, mông rất nguy hiểm.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não
Đề phòng loét da do nằm lâu

Cũng chính vì thế hằng ngày bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị tỳ đè nhiều cho người bệnh, nhưng không nên xoa bóp mạnh gây trợt da. Vận động thụ động bên liệt để tránh co cứng cơ và giúp lưu thông tuần hoàn cho cơ thể của họ.

Đề phòng các biến chứng về hô hấp 

 

Bạn cũng biết đấy ngoài biến chứng loét thì ở những bệnh nhân sau tai biến mạch máu não bị liệt thường có những bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi. Nên cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc được đờm dãi ra khỏi cơ thể của mình.

Chăm sóc hàng ngày

 

Đồng thời thì người bệnh phải ăn, nằm và sinh hoạt trên giường 24/24 nên ga gối thường bẩn hơn bình thường, điều này sẽ làm họ khó chịu nếu không được thay. Do vậy cần phải thường xuyên thay ga giường cho người bệnh tránh để ẩm thấp.

Chúng ta nên để phòng riêng của bệnh nhân nên là nơi khô ráo, thoáng khí, trong tầm mắt người nhà để dễ dàng theo dõi và chăm sóc bạn nhé.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch

máu não, xuất huyết não

 

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não, xuất huyết não

 

Mục tiêu chính của việc chăm sóc là giúp cho người bệnh:

 

  • Cải thiện khả năng vận động
  • Tự chăm sóc được bản thân
  • Giảm sự mất cảm giác
  • Chức năng hô hấp, nhu động ruột và bàng quang hoạt động bình thường
  • Cải thiện khả năng suy nghĩ và giao tiếpTránh biến chứng (loét do nằm lâu, tắc mạch,…)

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não: 

 

1 . Theo dõi toàn trạng

  • Tri giác (điểm Glasgow): bình thường 15 điểm (mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm)
  • Dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp) 30 phút/lần, 1h/lần, 3h/lần, 2 lần/ ngày… tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh
  • Tình trạng thông khí
  • Tình trạng liệt
  • Tình trạng loét ép do nằm lâu
  • Các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc, các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra

2. Thực hiện y lệnh của bác sĩ

  • Thuốc: Thuốc tiêm, thuốc uống, thời gian dùng thuốc, đường dùng,…
  • Thực hiện các thủ thuật: Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu,…
  • Các xét nghiệm: sinh hoá, huyết học, vi sinh, chọc dò tủy sống, điện tim, điện não,…

3. Vệ sinh thân thể

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não
Vệ sinh thân thể

 

  • Vệ sing răng miệng, lau người: 2-3 lần/ ngày
  • Thay ga, quần áo: ít nhất 1 lần/ngày
  • Tắm, gội đầu: 3 ngày 1 lần
  • BN hôn mê, có sonde tiểu, chọc dò tủy sống: Chăm sóc theo quy trình kĩ thuật
  • Bệnh nhân đóng bỉm : Chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần bệnh nhân đại tiểu tiện, ít nhất thay bỉm và vệ sinh 3 lần/ngày
  • Nếu táo bón thì chăm sóc: xoa bụng, uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả báo bác sỹ sử dụng thuốc thụt tháo cho bệnh nhân
  • Nếu tiêu chảy, báo bác sỹ, bù đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ sau tiêu chảy….
  • Vỗ rung vùng ngực, lưng: long đờm, tăng tuần hoàn ngoại biên

4. Phòng chống loét

  • Giữ ga giường khô, trở mình cho bệnh nhân 2h/lần
  • Đảm bảo dinh dưỡng: 1-1,5g protid/kg/ngày

5. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máo Não, Xuất Huyết Não
Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Về chế độ ăn uống, bệnh nhân cần ăn đủ chất và cân đối mỗi ngày, nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, nước hoa quả,… Người bệnh nên hạn chế sử dụng chất béo, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, hạn chế dùng muối và các chất kích thích bia, rượu, cà phê, chè,…

6. Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng

  • Thực hiện càng sớm càng tốt
  • Tập phục hồi chức năng và hướng dẫn cho bệnh nhân
  • Tập vận động thụ động nửa người bên liệt

7. GDSK, hướng dẫn chăm sóc, luyện tập

  • Người bệnh và gia đình người bệnh biết được
  • Các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây tai biến mạch máu não và cách phòng tránh
  • Chăm sóc và theo dõi người bệnh tai biến mạch máu não
  • Hướng dẫn gia đình người bệnh biết cách tập thụ động cho người bệnh
  • Chế độ ăn uống, thuốc men hàng ngày
  • Xử lý kịp thời nếu có những dấu hiệu báo trước: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, tê chân tay…

Hi vọng qua bài viết của chúng tôi về “Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não, xuất huyết não” có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và có thể tự lập ra kế hoạch quy trình chăm sóc sức khỏe cho người thân hoặc chính bản thân mình bạn nhé.

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại Chăm sóc sức khỏe 

 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button