Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mỗ Đường Tiêu Hóa

Rate this post

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mỗ Đường Tiêu Hóa

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mỗ Đường Tiêu Hóa
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mỗ Đường Tiêu Hóa

 

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ đường tiêu hóa như các bạn thấy đấy là một công việc quan trọng nhằm phát hiện kịp thời các rối loạn sau mổ, chủ động ngăn ngừa và xử lý tai biến, biến chứng. Chăm sóc sau mổ là công việc quan trọng góp phần không nhỏ đảm bảo cho thành công của phẫu thuật. Giai đoạn sau mổ là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý: đau, các biến chứng về tim mạch, hô hấp, chức năng thận, hạ thân nhiệt, rối loạn đông máu,…Thời kỳ sau mổ được chia làm 3 giai đoạn như chúng ta thấy sau đây:

 

Chăm Sóc Bệnh Nhân Trước Và Sau Phẫu Thuật Nội Soi Đúng Cách

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mỗ Đường Tiêu Hóa

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Như Thế Nào?

CÁC VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SAU MỔ ĐƯỜNG TIÊU HÓA

 

1. Chăm sóc dẫn lưu

Các bạn biết không trong phẫu thuật đường tiêu hóa có hai loại dẫn lưu thường được sử dụng:

+ Dẫn lưu đặt trong các tạng rỗng (Maletcot, Pezzer, Nelaton): Dẫn lưu hơi, dịch.

+ Dẫn lưu hình chữ T( Dẫn lưu Kehr): dẫn lưu đường mật.

– Đồng thời thì ống dẫn lưu để thấp hoặc hút liên tục tùy yêu cầu phẫu thuật và phải đảm bảo thông suốt, dẫn lưu dịch, máu một chiều từ trong ra ngoài. Theo dõi số lượng màu sắc dịch, máu qua dẫn lưu, khi có dấu hiệu bất thường tìm nguyên nhân để can thiệp kịp thời.

– Vệ sinh, sát khuẩn quanh chân ống dẫn lưu.

 

2. Nuôi dưỡng sau mổ

– Bạn biết không nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch: Thường phải thực hiện nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho đến khi đường tiêu hóa lưu thông trở lại( Bệnh nhân có trung tiện, đại tiện được) Đối với việc chăm sóc bệnh nhân cần nuôi dưỡng dài ngày nên dùng catheter tĩnh mạch cảnh ngoài hoặc dưới đòn, đảm bảo đủ năng lượng, điện giải, đạm, lipid,…vv

– Bên cạnh đó thì nuôi dưỡng bằng đường miệng: khi bệnh nhân có trung tiện. Cho bệnh nhân  ăn, uống từ thức ăn lỏng: sữa, súp, cháo; sau đó tùy trường hợp mà cho ăn đặc dần.

– Lưu ý rằng không nên cho ăn sớm chất xơ vì có nguy cơ tắc ruột do bã thức ăn. Đối với trường hợp cắt dạ dày cần chia ra làm nhiều bữa, mỗi bữa ít một.

 

3. Chế độ vận động, sinh hoạt

– Chúng ta nên cho bệnh nhân vận động sớm tại giường (sau mổ 12 giờ): tập thở bụng, xoay trở tư thế, xoa bóp kích thích tuần hoàn lưu thông, ho khạc tránh ứ đọng, cho ăn sớm, tập vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp. Sau mổ 24- 48 giờ, có thể giúp bệnh nhân tập đi lại quanh giường giúp nhu động ruột nhanh chóng trở lại giúp cơ thể người bệnh mau khỏe mạnh.

 

4. Hút dịch dạ dày

Bạn có biết không thì những ngày đầu sau mổ do tình trạng liệt ruột gây ứ đọng dịch ở dạ dày và ruột làm bệnh nhân khó chịu, gây căng các miệng nối vì vậy nên hút dịch dạ dày vào buổi sáng, hoặc những lúc bệnh nhân có cảm giác đầy bụng để giúp bệnh nhân dễ chịu và tránh bục các miệng nối bạn nhé.

 

5. Chăm sóc vết mổ

– Người chăm sóc nên kiểm tra vết mổ và thay băng hàng ngày.

– Đối với băng chèn hoặc băng ép cầm máu có thể để băng từ 1-3 ngày.

– Đối với chỉ khâu da: người lớn có thể cắt chỉ sau 7 ngày, trẻ em sau 10-14 ngày.

– Nốt chỉ nề, rỉ dịch cần cắt chỉ sớm, cách quảng.

 

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mỗ Đường Tiêu Hóa
CÁC VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SAU MỔ ĐƯỜNG TIÊU HÓA

CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG SAU MỔ

 

1. Nôn:

– Hay gặp ở những bệnh nhân gây mê kéo dài, hoặc do thuốc nhất là Morphin

– Xử trí: tư thế nằm đầu cao, nghiêng về một bên để tránh sặc chất nôn vào đường thở. Hút dịch dạ dày.

– Thuốc Ondaseotron: TTM 4mg/ lần( 1-2 lần/ ngày)

 

2. Nấc:

– Nấc thường xảy ra trong mổ có co kéo nhiều vùng dạ dày- thực quản và dây thần kinh X, do gây mê; sau mổ do co thắt cơ hoành đột ngột và kéo dài.

– Xử trí: cho bệnh nhân thở nhanh; thở sâu và nín thở; ấn thần kinh hoành ở hai bên khí quản; Nếu không mất có thể dùng thuốc:

+ Primperan 10mg TTM

+ Atropin 0.5mgTTM

 

3. Chướng bụng sau mổ:

– Sau mổ bụng thường có biểu hiện liệt ruột cơ năng từ 24-72 giờ sau mổ, có thể gây cản trở hô hấp

– Xử trí: Thay đổi tư thế, hút dịch và hơi dạ dày, đặt microlax trực tràng để kích thích trung tiện.

 

4. Bí tiểu:

– Nguyên nhân: do ảnh hưởng của thuốc mê hoặc do tê tủy sống, do phẫu thuật tầng sinh môn và thói quen không đi tiểu được ở tư thế nằm.

– Xử trí: cho bệnh nhân ngồi hoặc đứng dậy để đi tiểu, chờm nóng vùng hạ vị.

+ Thuốc chống co thắt: Nospa 40mg TDD

+ Thông tiểu nếu các phương pháp trên thất bại nhưng cần đảm bảo vô khuẩn.

 

5. Đau bụng:

– Đau nông: Đau vết mổ do chỉ khâu.

– Đau bên trong: do rối loạn thần kinh, co giãn các tạng trong ổ bụng.

– Xử trí: An thần, giảm đau, thuốc chống co thắt.

 

6. Đau đầu

– Nguyên nhân: do tác dụng của thuốc mê, do tê tủy sống, do mệt mỏi, do ồn ào…

– Chờm nóng hoặc chờm lạnh, an thần, giảm đau.

 

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mỗ Đường Tiêu Hóa
CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG SAU MỔ

 

Bạn biết không diễn biến của từng bệnh nhân sau mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa của bệnh nhân, tình trạng bệnh lý, các tổn thương và bệnh lý phối hợp, mức độ can thiệp phẫu thuật …bởi vậy chăm sóc bệnh nhân sau mổ là công việc rất quan trọng nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa các biến chứng, đảm bảo phẫu thuật thành công và phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân. Chúc bạn và người nhà luôn khỏe mạnh nhé!

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại Chăm sóc sức khỏe 

 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button