Chăm sóc người già | Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ ở tuổi già
Hiện nay, một trong những căn bệnh thường gặp ở người già đó chính là rối loạn giấc ngủ. Người tìm việc làm chăm sóc người già nên biết về các kiến thức liên quan đến căn bệnh này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn thì chúng tôi xin tổng hợp đến bạn tất cả những thông tin liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi nhé.
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Như tôi đã đề cập đến cho các bạn, chứng rối loạn giấc ngủ là một trong những căn bệnh phổ biến ở người già. Đặc biệt, khi tuổi càng cao thì khả năng lão hóa cũng sẽ ít nhiều thay đổi đến thói quen giấc ngủ. Tuy nhiên, khi bị rối loạn giấc ngủ thì bạn sẽ:
- Cảm giác khó ngủ hoặc thậm chí là mất ngủ
- Ngủ không ngon, ít ngủ nhiều hơn
- Thường xuyên bị thức giấc hoặc giật mình.
Đây cũng là một trong những lí do khiến cho người già dễ bị vấp ngã, té.
Đối với người cao tuổi thì việc duy trì sự an yên trong giấc ngủ là vô cùng khó khăn. Do đó, khi chăm sóc người già thi bạn nên chú ý để chăm sóc họ tốt hơn. Nếu người nhà bạn gặp khó khăn quá nhiều trong việc ổn định giấc ngủ thì bạn có thể đưa họ đến ngay với bác sĩ nhé. Tùy vào nguyên nhân, bạn có thể cần thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.
Những nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ ở người già
Rối loạn giấc ngủ có thể đến từ những nguyên nhân không do bệnh lí gây ra thì chúng ta gọi đó là nguyên nhân thứ phát. Vậy những nguyên nhân nguyên phát gây nên bệnh rối loạn giấc ngủ ở người già là gì?
- Thường xuyên mất ngủ, hay thức giấc hoặc ngủ không ngon.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Khi ngủ hay bị cử động chân, chân không yên.
- Tay chân vận động không có ý thức khi ngủ gọi là rối loạn vận động chi theo chu kì
- Mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ hoặc không ngủ được
- Bị thay đổi đồng hồ sinh học
- Rối loạn hành vi giấc ngủ REM
Đó chính là những nguyên nhân nguyên phát có thể ảnh hưởng và khiến cho người già bị rối loạn giấc ngủ nữa đấy.
Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu về giấc ngủ của tổ chức y học thế giới cũng chỉ ra rằng, nếu trong người có sẵn bệnh lí mà lại ít vận động nữa thì cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn giấc ngủ.
- Parkinson
- Alzheimer
- Bị viêm khớp mạn tính
- Mắc các bệnh về tim mạch
- Các bệnh về thần kinh
- Bệnh lý tiêu hóa
- Bệnh phổi hoặc hô hấp
- Tiểu không tự chủ
Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ
Bởi vì đây là một loại bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người già, do đó nếu phát hiện bạn nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để tham khám và chẩn đoán bệnh đúng hơn nhé.
Để chẩn đoán về chứng rối loạn giấc ngủ, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và cũng sẽ tiến hành khám tổng quát cho bệnh nhân để xác định xem có những loại bệnh lí nào đang tiềm ẩn trong cơ thể hay không.
Đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu người chăm sóc người bệnh phải quan tâm và chú ý đến giờ giấc ngủ nghỉ cũng như thói quen ngủ của bệnh nhân trong vòng 1 – 2 tuần đấy nhé. Nếu xác thực là người bệnh bị rối loạn giấc ngủ do những nguyên nhân nguyên phát thì họ sẽ chuyển bệnh nhân tới các chuyên gia về giấc ngủ.
Khi gặp các chuyên gia về giấc ngủ thì tại đây, người bệnh có thể ngủ giống như ở nhà. Kỹ thuật viên sẽ đặt cảm biến vào bạn để theo dõi:
- Chuyển động của cơ thể
- Nhịp thở
- Tiếng ngáy hoặc những tiềng ồn khác trong lúc ngủ
- Nhịp tim
- Hoạt động của não bộ
Trong khi ngủ, các thiết bị sẽ liên tục ghi lại thông tin của bệnh nhân trên biểu đồ. Bác sĩ sẽ sử dụng để chẩn đoán để xác định người bệnh có bị rối loạn giấc ngủ hay không?
Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về hội chứng rối loạn giấc ngủ ở người già mà chúng tôi nghĩ một người chăm sóc người già cần phải biết. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với các bạn.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà của Công ty Tâm Và Đức, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc người già, người bệnh tại nhà uy tín, chu đáo, chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, có trách nhiệm
Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất
giúp việc nhà theo giờ
tìm việc làm
tìm người giữ em be tại tphcm
giúp việc theo giờ quận 7
giúp việc nhà theo giờ quận 2
giá giúp việc theo giờ
người tìm việc