Bật mí 8 cách chăm sóc người bệnh tại nhà hiệu quả
Bật mí 8 cách chăm sóc người bệnh tại nhà hiệu quả
Việc chăm sóc người thân bị bệnh tại nhà là một việc cực kì quan trọng. Nếu như chăm sóc không đúng kĩ thuật, cũng như không hiểu rõ có thể làm cho bệnh tình ngày càng nặng thêm. Vì thế, trong bài viết này tôi sẽ bật mí 8 cách chăm sóc người bệnh tại nhà hiệu quả thường được các công ty và dịch vụ chăm sóc sức khỏe áp dụng.
- Top 3 Công Ty Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Tphcm Uy Tín Chất Lượng
- Mách Bạn 4 Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà
- Gợi Ý Top 7 Công Ty Chăm Sóc Bệnh Nhân Tốt Nhất Hiện Nay
Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho người bệnh
- Đánh răng: Khi nằm lâu, tuyến nước bọt bệnh nhân sẽ hoạt động kém, từ đó hạn chế cả việc nuốt nước bọt nên làm ứ đọng đờm dãi, làm tăng nguy cơ viêm, nhiễm trùng, nấm trong khoang miệng. Vì vậy, bệnh nhân cần được vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là người bệnh dùng răng giả.
- Rửa mặt: Lau mặt thường xuyên (nhưng không quá nhiều lần vì sẽ dễ làm mất đi lớp kháng thể bề mặt có tác dụng bảo vệ, nhiều chất chỉ 6 lần mỗi ngày nếu không bị vấy bẫn) sẽ giúp bệnh nhân thoải mái, dễ chịu vì được làm sạch khỏi bụi bẩn và chất nhờn. Bạn nên sử dụng nước ấm và lau rửa cho bệnh nhân một cách nhẹ nhàng, lưu ý đến phần cổ, gáy và những nơi có nếp gấp da.
- Gội đầu: Gội đầu giúp người bệnh dễ chịu, giảm thiểu nấm đầu, rụng tóc, đồng thời tăng cường lưu thông máu ở đầu. Nên dùng chậu gội đầu chuyên dụng để việc gội đầu cho bệnh nhân diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không gội đầu khi bệnh nhân sốt cao hay bệnh tình trở nặng.
- Tắm: Tắm giúp làm sạch, giảm viêm da và chống nhiễm trùng. Lưu ý rằng có thể tắm bệnh nhân ở phòng tắm hoặc tại giường nhưng phải đảm bảo kín gió.
- Vệ sinh khác: Việc được chăm sóc về ngoại hình kể cả khi chỉ nằm trên giường sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Vậy nên bạn cần thường xuyên giúp bệnh nhân cắt tóc, cắt móng tay, cạo râu…
Cố gắng luôn tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh
- Nên để người bệnh ở trong phòng thoáng nhưng đủ ấm. Ngoài ra cũng cần có độ yên tĩnh nhất định để người bệnh không căng thẳng. Nếu người bệnh ốm lâu, cần chuyển người bệnh sang phòng khác đều đặn 1 lần/tuần để làm vệ sinh phòng: quét nhà, thay vải trải giường… Sau đó đóng cửa lại nếu cần để tránh gió, rồi lại chuyển người bệnh về.
- Hằng ngày đều phải làm vệ sinh thân thể cho người bệnh và thực hiện vào một giờ nhất định trong ngày. Có thể tắm gội cho người bệnh nhưng chú ý nhiệt độ nước (bằng với thân nhiệt) và phải tắm ở phòng kín, không có gió.
- Do tâm lý nên người ốm bao giờ cũng mong được quan tâm nên cần cắt cử người trông nom thường xuyên. Không nên để người bệnh thấy nét mặt lo lắng, buồn bã của người chăm sóc. Những khi trở bệnh, cần an ủi và có thể xoa bóp cơ thể để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.Khuyến khích người bệnh đi lại, vận động nhẹ nhàng. Với những người buộc phải nằm, ngồi một chỗ, mát xa liên tục là cách tốt nhất giúp người bệnh cảm thấy thoải mái.
Tập vận động:
- Thường xuyên giúp bệnh nhân vận động trong nhà hoặc ngoài trời càng tốt để những người bệnh cảm thấy thoải mái và thư thái hơn.Các hoạt động vận động tùy từng bệnh nhân và loại bệnh mà sẽ có những chỉ dẫn khác nhau từ bác sĩ.
Dùng thuốc:
- Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân chăm sóc tại nhà phải được thực hiện theo đúng 5 nguyên tắc sau
- Đúng thuốc: phải kiểm tra chính xác loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng có đúng như trong tờ kê thuốc của bác sĩ. Không tự ý thay đổi loại thuốc khác nếu như không được chỉ định từ bác sĩ.
- Đúng liều: thông thường các bệnh nhân sẽ uống nhiều loại thuốc cùng lúc cho nên phải xác định chính xác liều lượng của từng loại thuốc một cách kỹ càng. Nếu không sự nhầm lẩn sẽ gây ra những hậu quả không tốt nếu dùng thuốc quá liều.
- Đúng giờ: việc uống thuốc đúng giờ là vô cùng quan trọng đối việc việc phát huy tối đa tác dụng của thuốc hoặc nhằm tránh những tác dụng phụ không đáng có.
- Đúng cách: không phải loại thuốc nào cũng sử dụng biện pháp là uống qua đường miệng. Có loại thuốc dùng để ngậm, có thuốc dùng để tiêm, bôi ngoài da, nhỏ…. Vì vậy cần đọc kỹ cách sử dụng của từng loại thuốc khác nhau.
Cho bệnh nhân ăn
- Ăn uống là nhu cầu cần thiết của mọi người. Ngay cả khi cơ thể trong trạng thái nằm nghỉ thì vẫn tiêu hao năng lượng nhất định. Một người bệnh lại càng cần có chế độ ăn uống phù hợp để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chống lại bệnh tật. Hay nói một cách khác, chế độ ăn uống phù hợp là một trong những yếu tố quyết đến khả năng bình phục của bệnh nhân.
- Có 4 phương án để đưa thức ăn vào cơ thể bệnh nhân gồm qua đường miệng, qua ống thông, qua thông vào thẳng dạ dày và qua đường tĩnh mạch. Với trường hợp bệnh nhân chăm sóc tại nhà đa phần là đã tương đối tỉnh táo, cho nên phương pháp cho ăn qua đường miệng hoặc ống thông được dùng nhiều nhất. Còn các phương án khác nên được thực hiện bởi những điểu dưỡng chuyên nghiệp.
Cần lập kế hoạch để lên giờ giấc cụ thể chăm sóc
- Nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ trong tất cả mọi việc như: đo thân nhiệt cho người bệnh; vệ sinh cá nhân, cho uống thuốc hay bôi thuốc, mát xa.
- Việc săn sóc có giờ giấc như vậy sẽ làm người bệnh đỡ mệt.Nếu người bệnh mắc các bệnh có thể lây lan thì cần phải cách ly, hạn chế sự thăm viếng.Thuốc điều trị cũng phải uống đúng liều lượng và đúng lúc.Dinh dưỡng cho người ốm mệt.
Tìm hiểu thực phẩm cung cấp thêm cho người bệnh
Một trong những lưu ý hàng đầu là cần phải cho người bệnh uống đủ nước (nước trắng, nước cam, nước chanh…) để đào thải các độc tốc do thuốc men gây ra. Những người ốm sốt thường thích nước mát hơn là nước ấm nóng.Các thực phẩm cần phải mềm và đủ dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa… Chú ý đa dạng các thực phẩm để đảm bảo đủ chất.Thực phẩm cho người ốm có thể như sau:
- Uống nước trà xanh nóng: Chất caffeine trong trà là một loại thuốc hưng phấn thần kinh trung khu, có những tác dụng như nâng cao tinh thần, tỉnh não, tăng cường tư duy. Nó có thể thúc đẩy tiết ra adrenin mà đạt được tác dụng chống mệt mỏi.
- Sô-cô-la: Sau khi ăn sô-cô-la sẽ có cảm giác khoan khoái dễ chịu, đó là do sự sinh thành chất triptophan trong cơ thể (bộ phận hợp thành của protein) tăng thêm, thúc đẩy sự sinh thành chất amine tổng hợp, mà chất amine tổng hợp này lại có tác dụng chống mệt mỏi, làm cho người ta hưng phấn.
- Vitamin: Mỗi người mỗi ngày cần hấp thu hơn 10 loại vitamin. Trong đó vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C sẽ giúp cho sản chất của chuyển hóa chất tồn tại trong cơ thể nhanh chóng bị xử lý hết, có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi.
- Những thức ăn cao protein: Sự tiêu hao nhiệt lượng của cơ thể quá lớn cũng dễ sinh mệt mỏi, cho nên cần ăn nhiều những thực phẩm cao protein để bổ sung nhiệt lượng, như trứng các loại, thịt các loại, đỗ đậu các loại…
- Những thức ăn có tính kiềm: Chất interferon có chứa trong thức ăn loại sản sinh ra chất antiviral protein, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ăn nhiều các loại thức ăn có tính kiềm như rau quả củ rau tươi mới, các trái cây tươi, sữa bò, sữa chua có thể tiêu trừ mệt mỏi do môi trường có tính acid trong cơ thể gây nên.
Phòng tránh lây nhiễm
- Luôn sử dụng khẩu trang, bao tay khi chăm sóc người bệnh. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc.
- Sử dụng các dụng cụ y tế một lần rồi bỏ. Với các dụng cụ y tế tái sử dụng thì phải được rửa sạch với xà bông, ngâm trong dung dịch sát khuẩn và bỏ vào nồi nước đun sôi trong 30 phút.
- Nên giải thích cho người bệnh về mục đích mình đeo khẩu trang nhằm tránh bệnh nhân hiểu nhầm mình đang bị xa lánh.
- Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn
- Khi chăm sóc người bệnh tại nhà thì việc kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân là vô cùng quan trọng nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý chính xác. Đồng thời những dấu hiệu này còn có tác dụng xác định tình trạng của bệnh nhân đang biến chuyển tốt,xấu hay bình thường.
- Kiểm tra thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng 370 0,6oC. Để kiểm tra thân nhiệt thì người chăm sóc sử dụng nhiệt kế và có thể đo nhiệt độ tại các vùng như nách, trán, hậu môn.
- Đếm nhịp thở: nhịp thở là biểu hiện rất rõ tình trạng cấp thời của bệnh nhân. Nhịp thở của một người bình thường là 16 – 20 lần/phút. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà có sự rối loạn nhịp thở, tần số
- Đo huyết áp: huyết áp của người bình thường là dưới 120 mmHg. Huyết áp cao là trên 140mmHg, huyết áp thấp là dưới 90mmHg.
Phòng tránh và điều trị loét do tì đè đối với người bệnh nằm một chỗ nhiều
Loét do tì đè là biến chứng thường gặp và nguy hiểm ở những người cao tuổi phải nằm một chỗ lâu ngày. Bệnh nhân bị loét do các mô trong cơ thể bị tổn thương vì bị đè ép liên tục, đồng thời dòng máu và dịch kẽ cũng bị bít tắc dẫn đến thiếu máu, hoạt tử.
Để hạn chế tình trạng này, khi chăm sóc bệnh nhân, cần lưu ý:
- Giúp bệnh nhân thay đổi thường xuyên tư thế mỗi 2 – 3 giờ/lần. Nên cho bệnh nhân dùng các loại gối chêm, kê lưng, chân, tay ở tư thế thoải mái nhất.
- Cho người bệnh dùng nệm nước.
- Luôn giữ da khô và sạch, đặc biệt là những vùng dễ bị loét. Vùng cơ quan sinh dục – chậu mông cũng cần được đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Thường xuyên xoa bóp, sử dụng dung dịch hỗ trợ thoa lên những vùng da bị đè ép để tăng đàn hồi, giảm thiểu sự thấm ngược qua da của các chất tiết hoặc dùng bột talc giữ da khô ráo, không bị dính.
- Nếu người bệnh có dấu hiệu loét ép, giữ vùng đó không tiếp tiếp xúc với các vật xung quanh, bảo vệ toàn bộ vùng da để tránh lây nhiễm và có thể dùng thêm thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng với những cách trên đây có thể giúp bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC
- Phone : 0934.13.25.23 (Mr Thăng)
- Địa chỉ : 152/54/11 Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, TP.HCM
- Mail : tamvaduc.mt@gmail.com
- Website: https://chamsocsuckhoeviet.com.vn/
- Link: http://bit.ly/2mqe7U8