Bảng Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp
Bảng Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp
Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
1. Nguyên lý chung khi chăm sóc người bệnh
2. Cách đánh giá tình trạng bệnh nhân
2.1. Đánh giá thông qua hỏi bệnh nhân
Hỏi về trạng thái tinh thần của bệnh nhân: lo lắng, sợ hãi, căng thẳng…
Bệnh nhân có biết mình bị cao huyết áp không và thời gian bị là bao lâu?
Đã điều trị và sử dụng những thuốc nào?
Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?
Bệnh nhân có hay bị nhức đầu, mất ngủ, nhìn mờ hay không?
Các loại thuốc được dùng gần đây
Tình trạng tiêu hóa của bệnh nhân: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân có bị bệnh thận hay không ?
Có từng bị sang chấn về tinh thần hay thể chất không?
Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?
2.2. Đánh giá bằng quan sát:
Quan sát thể trạng bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê.
Độ tuổi là bao nhiêu.
Có thể tự đi lại hay cần có người hỗ trợ
Thể trạng bệnh nhân béo hay gầy.
Có bị phù nề hay không
Các biểu hiện khác
Xem thêm: >>> Cách Chăm Sóc Người Già Tại Nhà Khi Bị Nhức Mỏi >>> TẠI ĐÂY
3. Thăm khám bệnh nhân
Kiểm tra các dấu hiệu sự sống gồm huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở nhiều lần trong ngày. Ngoài ra còn để ý các biểu hiện khác như tình trạng suy tim, tình trạng nước tiểu, tình trạng phù nề..
Thu nhận thông tin
Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án cũ (nếu có). Kiểm tra lại các phác đồ điều trị, cách dùng thuốc của bệnh nhân.
Xác minh và thu thập thông tin qua người nhà bệnh nhân.
4. Lập kế hoạch chăm sóc
Sau khi thu thập và phân tích các thông tin, những điều dưỡng viên sẽ lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cụ thể, chi tiết.
Lập kế hoạch về tăng huyết áp. Xác định mục tiêu và các vấn đề ưu tiên, trình tự thực hiện và khi nào thì thực hiện biện pháp.
Đưa ra các phương án khác nhau dành cho từng trường hợp cụ thể
5. Chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp
5.1.Chăm sóc cơ bản
Cho bệnh nhân nằm ở tư đầu cao.
Giải thích rõ ràng cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và hoa quả
Đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho bệnh nhân hàng ngày.
Hướng dẫn bệnh nhân tự đánh giá các triệu trứng hay dấu hiệu bất thường.
5.2.Thực hiện điều trị theo y lệnh:
Cho bệnh nhân điều trị bằng theo theo đúng chỉ định và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
5.3.Theo dõi:
Theo dõi tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Tình trạng huyết áp và các biến chứng của bệnh.
Theo dọi thường xuyên các xét nghiệm cơ bản: máu, điện tim, siêu âm…
Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
5.4. Giáo dục sức khoẻ:
Cung cấp cho bệnh nhân và gia đình hiểu biết về các nguyên nhân, các yếu tố làm gia tăng huyết áp. Cách phát hiện những biểu hiện của tình trạng tăng huyết áp, cách phòng và điều trị phù hợp.Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kể cả khi đang chăm sóc tại nhà
Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:
- Tránh béo phì.
- Tăng hoạt động thể lực.
- Giảm lượng muối ăn hàng ngày (< 2,4g muối/ngày tương).
- Giảm lượng rượu bia: không quá 720 ml bia,60 ml rượu vang.
- Không hút thuốc lá.
6. Đánh giá tình trạng bệnh nhân
Trong và sau quá trình điều trị, chúng ta cần thường xuyên đánh giá tình trạng bệnh nhân theo các tiêu chí sau:
Tình trạng sức khỏe của người bệnh giữa trước và sau khi điều trị
Đánh giá tình trạng huyết áp.
Đánh giá các biến chứng của tăng huyết áp.
Đánh giá về tinh thần, vận động.
Tham khảo thêm: >>>Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Cắt Amidam | Đề Phòng Biến Chứng