9 Bước Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp
9 Bước Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt huyết áp của bản thân, đồng thời tránh phụ thuộc vào thuốc điều trị.
Nếu được chẩn đoán bị cao huyết áp, người bệnh có thể nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, họ cần biết rằng thói quen sống lành mạnh đóng vai trò chủ chốt trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe Tâm và Đức sẽ hướng dẫn cho bạn làm thế nào để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
- Biểu hiện ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?
- Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối Có Lây Không?
- Dịch Vụ Tìm Người Chăm Sóc Người Gìa Và Người Bệnh
9 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
1. Khuyến khích người bệnh giảm cân
Huyết áp và cân nặng thường đi chung với nhau: cân nặng tăng, huyết áp cũng sẽ tăng theo. Một trong nhiều lý do dẫn đến mối quan hệ này là thừa cân có nguy cơ gây ra rối loạn hô hấp khi ngủ, một nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát khá phổ biến.
Giảm cân là một trong những cách thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Theo các chuyên gia thống kê, chỉ số huyết áp sẽ giảm khoảng 1mmHg với mỗi kg mà người bệnh giảm.
2. Nhắc nhở tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên, chẳng hạn như 150 phút mỗi tuần hoặc khoảng 30 phút mỗi ngày, có thể giúp giảm huyết áp khoảng 5–8mmHg. Điều quan trọng là người bệnh cần phải kiên trì thói quen này vì nếu ngưng tập thể dục thể thao sẽ có nguy cơ tăng huyết áp.
Một số ví dụ về các bài tập mà người bệnh có thể cố gắng giảm huyết áp bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. Những bài tập có cường độ tập luyện cao, bao gồm các đợt hoạt động cường độ ngắn xen kẽ với các giai đoạn phục hồi nhẹ cũng có khả năng được áp dụng nếu thể trạng người bệnh đáp ứng nhu cầu tốt.
Xem thêm >>Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày
3. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn cho người tăng huyết áp. Áp dụng một chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo, bỏ qua chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp tới 11mmHg khi tăng huyết áp xảy ra. Chế độ ăn uống này thường được gọi là chế độ ăn DASH.
Một lưu ý nhỏ là bạn cần cân nhắc vấn đề tăng kali. Kali có thể làm giảm tác dụng của natri đối với huyết áp. Người bệnh nên sử dụng nguồn kali từ thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và rau củ quả, thay vì thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng. Mỗi người có một hàm lượng kali tối ưu riêng cho bản thân. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ để biết rõ hơn việc này.
Bên cạnh đó, hãy là một người mua sắm thông minh. Hãy đọc nhãn thực phẩm khi trước khi lựa chọn và tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh kể cả khi đi ăn ngoài.
4. Hạn chế hàm lượng muối (natri) trong chế độ ăn uống
Ngay cả việc giảm một chút natri trong chế độ ăn uống cũng có thể cải thiện sức khỏe của tim và giảm chỉ số huyết áp tầm 5–6mmHg. Có thể nói rằng hạn chế tiêu thụ muối đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
Tác dụng của lượng natri đối với huyết áp khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, người bị tăng huyết áp nên giới hạn mức muối tiêu thụ là 2.300mg mỗi ngày. Tuy vậy, theo các chuyên gia, mức 1.500mg natri là lý tưởng cho hầu hết người trưởng thành.
Sau đây là một số mẹo nhỏ hỗ trợ việc hạn chế muối trong chế độ ăn uống:
- Đọc nhãn thực phẩm để tìm hiểu lượng muối chứa trong đó
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn
- Đừng dùng muối để nêm món ăn. Bạn có thể dùng thảo mộc hoặc gia vị khác để thay thế
- Giảm lượng natri tiêu thụ từ từ để cơ thể dễ dàng thích nghi
5. Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn
Rượu vừa đem lại lợi ích, vừa là mối đe dọa cho sức khỏe của người uống. Nếu chỉ uống một lượng vừa phải, thông thường là một ly/ngày đối với phụ nữ hay hai ngày/lần với nam giới, người dùng có thể hạ chỉ số huyết áp khoảng 4mmHg. Tuy nhiên, công dụng này sẽ biến mất nếu nồng độ cồn trong cơ thể tăng lên.
Uống quá nhiều rượu hoặc bia có nguy cơ khiến chỉ số huyết áp tăng thêm vài đơn vị. Đồng thời nó cũng là một trong những nguyên nhân khiến thuốc điều trị tăng huyết áp không hoạt động hiệu quả như mong đợi.
6. Khuyến khích bỏ thuốc lá
Một bước quan trọng khác trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp là khuyến khích người bệnh bỏ thuốc lá. Ngừng hút thuốc sẽ góp phần giúp huyết áp trở lại phạm vi lý tưởng. Bỏ thuốc lá còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe tổng thể người bệnh.
7. Cắt giảm lượng caffeine
Người ta vẫn còn đang tranh luận về vai trò của caffeine đối với huyết áp. Caffeine có khả năng làm tăng huyết áp lên đến 10mmHg ở những người ít uống cà phê. Ngược lại, những người tiêu thụ caffeine thường xuyên có thể gặp ít hoặc không ảnh hưởng đến huyết áp.
Mặc dù tác dụng lâu dài của caffeine đối với huyết áp không rõ ràng, nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Để xem xét liệu caffeine có làm tăng huyết áp hay không, bạn hãy kiểm tra huyết áp trong vòng 30 phút sau khi dùng đồ uống có chứa caffeine. Nếu chỉ số huyết áp tăng từ 5–10mmHg, có thể kết luận rằng người dùng nhạy cảm với tác dụng tăng huyết áp của caffeine.
8. Tránh rơi vào tình trạng căng thẳng
Căng thẳng lâu ngày có thể góp phần làm huyết áp cao. Tuy giả thiết này vẫn cần nhiều nghiên cứu để đưa đến kết luận cuối cùng, song các chuyên gia vẫn tin rằng sự căng thẳng kéo dài làm tăng huyết áp do bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh, uống rượu và hút thuốc.
9. Theo dõi huyết áp tại nhà và đi tái khám đúng hẹn
Bên cạnh hạn chế sử dụng muối, theo dõi huyết áp tại nhà và tái khám đúng hẹn cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
Theo dõi tại nhà giúp người bệnh giám sát huyết áp của bản thân, đảm bảo việc thay đổi lối sống đang hoạt động đúng hướng và cảnh báo với bác sĩ về các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tái khám đúng hẹn với bác sĩ cũng là chìa khóa giúp kiểm soát tốt huyết áp. Nếu áp lực của máu tác động lên thành mao mạch chưa được kiểm soát tốt, hãy tham vấn cùng bác sĩ về vấn đề này. Bác sĩ có thể đề nghị tăng tần suất đo huyết áp. Nếu đang thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác, người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu kiểm tra huyết áp bắt đầu hai tuần sau khi thay đổi điều trị và một tuần trước cuộc hẹn tiếp theo.
Xem thêm>>Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Sỏi Thận Như Thế Nào?
Link: http://bit.ly/2EpPaOO